Bệnh đái tháo đường thai kỳ và những vấn đề không thể bỏ qua

  

Bạn thân mến!

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi mang trong mình đứa con yêu quý, những bà mẹ mang thai luôn phải đối mặt với nhiều căn bệnh tiềm ẩn và phiền phức. Một trong những căn bệnh phổ biến và phiền toái đó chính là căn bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Tổng quan về bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Được định nghĩa là tình trạng không dung nạp glucose với mức độ nặng khác nhau, xuất hiện hay được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời gian mang thai - Bệnh đái tháo đường thai kỳ gặp phải ở khoảng 3 - 8% trong tổng số phụ nữ có thai.

Tại Việt Nam, hơn thập kỷ qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề bệnh đái tháo đường thai kỳ. Mặc dầu với quy mô nghiên cứu chưa lớn song từ kết quả cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc phải bệnh đái tháo đường khá cao.

Đái tháo đường thai kỳ tỷ lệ phát hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn của thai kỳ, phần lớn các trường hợp sau sinh glucose có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên những trường hợp có tiền sử mắc phải đái tháo đường thai kỳ sẽ có nguy cơ chuyển thành đái tháo đường type 2 trong tương lai.

Phát hiện đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

Đái tháo đường ở các đối tượng nói chung và ở phụ nữ mang thai nói riêng thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, để chẩn đoán cần thực hiện chương trình sàng lọc chủ động.

Đối với đái tháo đường thai kỳ, chiến lược tầm soát để phát hiện ra bệnh thường dựa trên các nguy cơ gây bệnh. Cụ thể ở đối tượng có nguy cơ cao như:

- Béo phì rõ: chỉ số BMI > 40KG/m2 

- Tiền sử gia đình có mắc phải đái thái đường type 2 rõ ràng

- Tiền sử bản thân bị đái tháo đường thai kỳ trước đó, tiền sử giảm dung nạp glucose, glucose niệu

Phương pháp sàng lọc được sử dụng hiên nay là thực hiện cho sản phụ uống 50g glucose vào giữa tuần 24 - 28 của thai kỳ ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kỳ thời gian nào sau ăn. Nếu glucose huyết 1h sau test lớn hơn hoặc bằng 140mg/Dl, tiếp tục làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống để xác định chẩn đoán ĐTĐ.

Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

 

* Đối với trường hợp có tiền sử ĐTĐ thai kỳ: cần đánh giá lại khả năng dung nạp glucose trước khi mang thai để có thái độ thích hợp.

* Đối với người bệnh có tiền sử ĐTĐ type 2 trước lúc mang thai: Phải được điều trị bằng insulin.

Nói chung trong tất cả các trường hợp nêu trên, mục đích điều trị là duy trì glucose huyết trước và sau ăn bình thường nhằm tránh những nguy cơ tức thời và lâu dài cho thai nhi.

Nguyên tắc cơ bản nhằm góp phần kiểm soát tốt tình trạng bệnh đái tháo đường thai kỳ là chế độ và kế hoạch ăn uống phù hợp.

Một số tiến triển biến chứng của bệnh thái đường thai kỳ là gì?

1. Đối với thai nhi:

Sự phát triển của thai nhi ở những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường nói chung có thể có những dị tật ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ như:

- Tổn thương ống thần kinh

- Dị tật bẩm sinh ở tim và một số thương tổn khác.

- Thai quá phát triển do tăng kích thước mỡ, gia tăng chiều dài, gia tăng tỷ lệ bụng đầu hoặc ngực đầu.

- Thai kém phát triển có thể gây gây nhiều biến chứng nguy hại về sau.

- Đa ối, đa ối thường đi liền với thai to, gây khó chịu cho thai phụ và khả năng sinh non cao.

Một số nguy cơ khác cho thai nhi có thể gặp do tăng insulin như: Hội chứng suy hô hấp, hạ glucose huyết, tăng bilirubin máu, hạ canxi máu, kém ăn.

2. Biến chứng sản phụ có thể gặp phải:

Đối với người bệnh đái tháo đường thai kì nếu không có biện pháp điều trị và kiểm soát phù hợp có thể gặp phải một số biến chứng sau đây:

Biến chứng tim mạch và các bệnh khác trong thời gian mang thai.

Nhiều biến chứng bệnh tật do bệnh trở lại góp phần làm rối loạn thêm chuyển hóa từ đó có tác động xấu lên sự kiểm soát lượng đường trong máu của bệnh nhân.

Nhiễm toan ceton thường xảy ra trong 6 tháng sau của thai kỳ, đây là giai đoạn có sự tác động mạnh nhất lên ĐTĐ. Trong khi đó, nhiễm toan ceton lại là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho sản phụ cũng như tử vong chu sinh cho thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ có tác động không những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cuả người mẹ mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Chính vì thế, người mẹ đặc biệt cần lưu tâm nhiều hơn và sớm có phương pháp kiểm soát nhằm hạn chế các ảnh hưởng cũng như các biến chứng có thể xảy ra.

Với bệnh đái tháo đường thai kỳ cùng những vấn đề liên quan mà chúng tôi cung cấp trên đây, mong rằng các mẹ có cái nhìn nhận đúng đắn về bệnh cũng như nhận thức được tầm nguy hại của bệnh để từ đó có ý thức trong việc kiểm soát bệnh tình của mình.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hãy cùng chia sẻ bài viết để mọi người cũng được hiểu rõ về bệnh đái tháo đường thai kỳ và những vấn đề liên quan đến bệnh bạn nhé.

5 | ★ 199
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol