Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ( type 2 ) người bệnh ỷ y những gì?

Bạn thân mến!

Theo chúng tôi nhận định trong suốt thời gian vừa qua, đã tiếp xúc và làm việc với rất nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và phát hiện ra rằng có nhiều hướng tâm lý ngộ nhận sai lầm trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2).

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc, để tránh mắc phải khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 2 cho chính mình và người thân nhé!

(Phải luôn duy trì một chế độ ăn uống phù hợp nhiều rau xanh)

Theo đánh giá của Hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ, bệnh tiểu đường type 2 làm tăng nguy cơ tử vong lên đến hơn 50% và theo cơ quan Phòng chống Dịch bệnh của Hoa kỳ đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại Mỹ.

Nên nhiều bệnh nhân có suy nghĩ chủ quan về căn bệnh này không nguy hiểm, hay diễn biến chậm,… thì hoàn toàn sai lầm. Chính những điều này sẽ khiến cho căn bệnh nặng hơn và lan nhanh trong dân số mặc dù bệnh không có tính lây nhiễm.

Tuy vậy, bệnh nhân có thể dùng cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) bằng điều chỉnh lối sống để kiểm soát căn bệnh: chế độ ăn uống, vận động, ngủ nghỉ và tinh thần lạc quan.

Sau đây là 9 trong số nhiều tâm lý ngộ nhận đang tồn tại trong nhiều bệnh nhân khi áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) và bỏ ngoài tai những lời khuyên từ chuyên gia/ bác sỹ:

1. Không cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, vì khi tăng hay giảm bệnh nhân sẽ cảm nhận được.

Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được diễn ra, nhằm đánh giá về khả năng cảm nhận chỉ số đường huyết của con người, nhưng các kết quả đem lại đều không chính xác.

Khi bệnh nhân chủ quan về mức đường huyết của mình thì đều rất nguy hiểm, điều này có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như tai biến, thương tổn, hôn mê và tử vong đột ngột.

Các chuyên gia/ bác sỹ luôn khuyên bệnh nhân cần phải đặc biệt quan tâm đến đường huyết của mình. Đối với bệnh nhân đang duy trì liều tiêm insulin cần kiểm tra 3 đến 4 lần/ ngày, các bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị kiểm tra 1 lần/ ngày. Trong các trường hợp đặc biệt, thì sẽ được bác sỹ quy định.

2. Bạn đừng nghĩ, chỉ định tiêm insulin thì coi như mọi phác đồ ều trị khác đều thất bại

Khi được bác sỹ chỉ định áp dụng điều trị bằng tiêm insulin, thực chất đây cũng là một phương pháp điều trị như các loại thuốc uống hay điều chỉnh chế độ ăn. Có điều là, cách này sẽ giúp ổn định đường huyết tối ưu hơn, an toàn cho bạn.

3. Kiểm soát bệnh tiểu đường rất khó và gây đau đớn

Đối với tiểu đường tuýp 2, đã có nhiều phương pháp điều trị được cải tiến liên tục so với trước đây, nhờ vậy các loại thuốc và phương pháp điều trị đạt hiệu quả hơn, ít gây đau đớn và tiện lợi hơn, bệnh nhân có thể tự điều trị tại nhà mà không gặp trở ngại nào.

4. Đã có thuốc giúp kiểm soát đường huyết, nên có thể ăn uống thả phanh

Đây hẳn là một hướng tâm lý vô cùng sai lầm và cần phải điều chỉnh gấp! Khi bạn có một chế độ ăn uống + luyện tập phù hợp, cũng là cách giúp đường huyết ổn định tự nhiên, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến với bạn.

Và cũng điều này, mà khi áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2), các chuyên gia đều khuyên bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm túc, song song với sử dụng thuốc để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

(Duy trì chế độ ăn uống + luyện tập để ổn định đường huyết tự nhiên)

5. Đời sống của người bệnh sẽ không thể năng động như trước

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) khuyên, nên tập thể dục khoảng 30 phút/ ngày; hoặc có thể chia nhỏ ra 10 phút/ ngày tập các bài đi bộ, tập yoga, aerobic,… nhằm giúp tăng sức dẻo dai, cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp cơ thể đào thải độc tố, cặn bã,… Trước khi tập luyện bạn cần phải tham vấn bác sỹ chuyên khoa và nên ăn nhẹ trước khi tập nhé!

6. Sử dụng insulin có thể gây biến chứng đoạn chi và tử vong

Ngược lại, insulin giúp tế bào hấp thu lượng đường nhanh chóng và hiệu quả, giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn tổn thương các cơ quan bên trong và biến chứng của bệnh.

Nên khi được điều trị sớm bằng insulin, bệnh nhân đều có thể ngăn ngừa được các biến chứng này.

7. Phác đồ điều trị đều giống như nhau cho tất cả bệnh nhân

Bệnh tiểu đường ở mỗi bệnh nhân diễn biến không giống nhau, nên phác đồ phải linh hoạt theo bệnh và biến chứng, chứ không thể người kia điều trị như thế nào và bạn cũng áp dụng y chang phác đồ điều trị đó được.

8. Phải giảm cân nhiều để điều trị bệnh

Giảm cân sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường và hỗ trợ cải thiện bệnh.

Bạn chỉ nên giảm 5 - 10% tổng lượng cơ thể là đủ, và cần phải duy trì trọng lượng này.

9. Dù có áp dụng phác đồ điều trị nào, rồi cơ thể dẫn đến bị tàn tật mà thôi

Đây là sai lầm nghiêm trọng nhất trong các điều đã kể trên, người bệnh áp dụng phác đồ điều trị bệnh tiểu đường tuýt 2. mà hoàn toàn không tin vào hiệu quả, cũng như khả năng bình phục của cơ thể mình, thì ngay tinh thần đã thất bại rồi, thì việc điều trị sẽ khó đạt được kết quả cao.

Nếu bạn áp dụng tốt và đúng phương pháp điều trị ngay từ đầu, thì mọi biến chứng nguy hiểm do tiểu đường đều có thể tránh được.

Kết luận, việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 (type 2) là cần phải xác định suốt đời, cũng như phải hiểu rõ và thấu được nguyên nhân gây ra bệnh, thì bạn sẽ đạt được kết quả cao trong quá trình điều trị, bằng không, bạn và bệnh cứ “cò cưa” - tức là khi giảm được chút, lại thêm vào từ bên ngoài thì điều trị chẳng thấm vào đâu.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Tâm lý đi trước chính là liều thuốc chữa khỏi được tật bệnh.

5 | ★ 330
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol