Nguyên nhân bệnh đái tháo đường & 8 vấn đề bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu rõ

Bạn thân mến!

Với mức độ ảnh hưởng và tỷ lệ người mắc phải ngày càng gia tăng của bệnh đái tháo đường trong những năm trở lại đây, đã có không ít mối quan tâm và lo lắng cho căn bệnh thế kỷ này.

Nắm rõ nguyên nhân bệnh đái tháo đường sẽ giúp nhiều người sớm có biện pháp phòng tránh cũng như hạn chế khả năng mắc phải căn bệnh phiền toái này.

Bài viết sau đây POCACO sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường và đưa ra 8 vấn đề hữu ích và cần thiết mà bệnh nhân đái tháo đường cần nắm rõ. Cùng tham khảo để hiểu chi tiết hơn nhé.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường là gì?

Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường tương đối khác nhau giữa hai loại bệnh tiểu đường chính là bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Cũng dựa vào nguyên nhân này mà người ta phân loại được các loại bệnh tiểu đường.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, nguyên nhân không mấy rõ ràng. Hầu hết các chuyên gia trong vấn đề bệnh tiểu đường xác định nguyên nhân bệnh đái tháo đường là sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau như:  khuynh hướng di truyền kết hợp với tình trạng cũng như tiếp xúc với một kháng nguyên hoặc tác nhân cụ thể.

Các yếu tố nguy cơ cho loại 1 vẫn đang được nghiên cứu để xác định những người có nhiều khả năng tiềm ẩn nguyên nhân của bệnh tiểu đường bắt đầu tình trạng này. Ở trẻ em phát triển loại 1, thường không có tiền sử gia đình mắc bệnh. Một lý do nào đó đã xảy làm cho tuyến tụy hoàn toàn ngừng sản xuất insulin. Với loại 1 thực sự là một phản ứng tự miễn dịch. Cơ thể phá hủy các tế bào beta được tìm thấy trong tuyến tụy và chịu trách nhiệm sản xuất insulin.

Với bệnh tiểu đường loại 2, các nguyên nhân hình thành dường như được xác định rõ ràng hơn. Hầu hết những người mắc phải bệnh này được phát triển từ những hành vi nhất định nào đó.

Béo phì được xác định là một nguyên nhân chính của tình trạng này và một số nghiên cứu cho rằng một nửa đói tượng mắc phải bệnh tiểu đường loại 2 là kết quả của béo phì. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nói rằng chính chế độ ăn nhiều chất béo và đường dẫn đến béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, một số điều kiện y tế như tăng huyết áp hay những người có mức độ cholesterol cao có thể góp phần khiến một người mắc bệnh đái tháo đường. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường là do di truyền, với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với những đối tượng không nằm trong nhóm này.

Mặc dầu nguyên nhân gây bệnh tùy thuộc vào từng nhóm và chúng có sựu khác nhau như thế, nhưng việc đáp ứng với cơ thể thiết yếu là như nhau. Điều này có nghĩa là khi bạn mắc phải căn bệnh này, cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin hoặc nếu có, nó lại xảy ra tình trạng kháng insulin.

Bất kể nguyên nhân là gì, bệnh nhân đái tháo đường cũng phải thường xuyên nhận thức được lượng đường trong máu của mình và sử dụng insulin để giữ cho nó không gây ra các vấn đề sức khỏe ngay lập tức hoặc lâu dài về sau.

8 vấn đề bệnh nhân đái tháo đường cần hiểu rõ

* Hiểu rõ hơn về các chỉ số liên quan đến bệnh đái tháo đường

Điều này có nghĩa là gì? Việc nắm rõ các chỉ số sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh và biết nên làm gì với nó, khi nào chúng ảnh hưởng tới vấn đề sức khỏe của bạn.

Bệnh tiểu đường có rất nhiều chỉ số quan trọng mà người bệnh đái thóa đường cần hiểu và chú ý theo dõi. Cụ thể như chỉ số đường huyết (A1C), BMI, Huyết áp, mức độ cholesterol và chức năng thận.

- Theo dõi đường huyết thường xuyên

Vấn đề đường huyết như thế nào, tình trạng nó ra sao là mối quan tâm hàng đầu của bênh nhân đái tháo đường. bạn sẽ có biện pháp điều trị cũng như tuân thủ điều trị tốt hơn nếu bạn nắm rõ chỉ số đường huyết cả mình.

Bên cạnh đó, việc theo dói đường huyết cũng giúp bạn nắm rõ hơn những tác động của vấn đề sinh hoạt, chế độ luyện tập, chế độ ăn uống lên bện và thay đổi lượng thuốc (đặc biệt là insulin) phù hợp hơn.

- Khám nha khoa định kỳ

 

Khám răng định kỳ nhằm phòng ngừa ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt. Mặc dầu ít bệnh nhân mắc phải biến chứng này, nhưng khi mắc phải thì nó thường trở nên nghirm trọng hơn rất nhiều.

Hiện nay, hầu hết các bệnh về mắt đều đã có phương pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả, chỉ cần bạn chủ động đi khám để phát hiện sớm hơn, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường.

- Khám nha khoa định kỳ

Các vấn đề về răng miệng cũng gây ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề về răng miệng và có sự ngược lại. Bạn nên đi khám nha khoa ít nhất là 6 tháng 1 lần để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Bệnh tiểu đường có thể làm ảnh hưởng tới chức năng thần kinh của người bệnh. do đó, bạn sẽ không cảm thấy đau đơn khi bàn chân của bạn bị tổn thương, các vết thương lâu lành và gây nhiễm trùng nặng hơn.

Do đó, bạn cần kiểm tra lòng bàn chân và lựa chọn những đôi giày không quá chật để tránh làm tổn thương lên bàn chân của bạn.

- Hãy tập luyện thể dục thường xuyên hơn

Thể dục là một liệu trình không thể thiếu trong liệu trình điều trị bệnh tiểu đường dành cho bạn.

Hãy cố gắng luyện tập thể dục hàng ngày và duy trì nó như một thói quen dành cho bạn.

- Chú ý hơn đến chế độ ăn uống của bạn

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống của mình. Điều đặc biệt hơn là bạn cần phải kiểm soát khẩu phần ăn của bạn và tránh xa các thức ăn chứa nhiều đường.

- Hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của bạn

Bận cần theo dõi và ghi chú lại những thay đối bất thường và nói chuyện với bác sĩ của mình. Bác sĩ sẽ cho biết cơ thể bạn đang gặp phải những vấn đề gì để đưa ra lời khuyên và liệu pháp hợp lý và kịp thời.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Nắm rõ các nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường và biết những lời khuyên hữu ích về bệnh sẽ giúp bạn hạn chế được các ảnh hưởng mà bệnh có thể gây ra.

5 | ★ 368
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol