“Mướp đắng có giúp trị bệnh tiểu đường không?”– Lời giải đáp dành cho bạn

 

Bạn thân mến!

Khi bạn bị tiểu đường, chắc chắn bạn sẽ phải tập trung vào chế độ ăn uống và tập thể dục của bạn rất nhiều. Và bạn cũng có thể tìm kiếm nhiều phương pháp hơn để quản lý nó. Chắc hẳn khi tìm kiếm những phương pháp đó, một thứ mà bạn có thể đã nghe nói là mướp đắng.

Vậy mướp đắng có thể giúp bạn trị bệnh tiểu đường hay không? Nếu có thì tại sao nó lại có thể giúp bạn điều trị bệnh tiểu đường? Phương pháp thực hiện và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng POCACO giúp bạn làm rõ “Mướp đắng có giúp trị bệnh tiểu đường không?” trong bài viết dưới đây nhé.

Mướp đắng có thể giúp bạn trị bệnh tiểu đường hay không?

trị bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Mướp đắng là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều ở Châu Á, Nam Mỹ, Ấn Độ và một phần của Châu Phi, Việt Nam cũng được xem là quốc gia sử dụng mướp đắng phổ biến với nhiều món ăn hấp dẫn. Nó trông và có vị hơi giống dưa chuột, nhưng vị của nó rất đắng. Thành phần của mướp đắng giàu vitamin A, C, và beta- carotene và các khoáng chất như sắt và kali.

Y học cổ truyền sử dụng trái và hạt của mướp đắng để điều trị nhiều bệnh khác nhau, như bệnh tiểu đường, các bệnh về da, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày.

Bạn có thể nghe thấy nó được gọi bằng mướp đắng hay khổ qua, tùy vào vị trí của mỗi vùng.

Mướp đắng có ảnh hưởng như thế nào tới bệnh tiểu đường?

Bên trong thành phần của mướp đắng có một số hoạt chất hoạt động giống như insulin và chúng giúp giảm lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu cho thấy, mướp đắng làm điều này bằng cách làm cho glucose xâm nhập vào các tế bào, sau đó giúp cơ thể bạn xử lý nó và lưu trữ nó trong gan hoặc cơ bắp.

Đồng thời các hoạt chất này cũng có thể ngăn cơ thể bạn thay đổi các chất dinh dưỡng mà nó dự trữ thành glucose và sau đó giải phóng nó vào máu.

Một số nghiên cứu cho thấy mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu và mức A1c ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Bạn nên sử dụng mướp đắng như thế nào để mang lại hiệu quả trị bệnh tiểu đường?

trị bệnh tiểu đường bằng mướp đắng

Bạn có thể sử dụng mướp đắng như một chất bổ sung. Bạn cũng có thể tìm thấy nó rất dễ dàng trên thị trường. Nó có thể là tươi, khô, đóng hộp hoặc ngâm. Có hạt mướp đắng, hoa, lá và nước ép. Bạn cũng có thể tìm thấy túi trà mướp đắng.

Để chuẩn bị trái cây tươi, đầu tiên loại bỏ hạt. Sau đó chần hoặc ngâm nó trong nước muối trước khi bạn nấu để giúp giảm vị đắng của nó. Nó thường được nhồi, xào hoặc nấu canh với các loại rau khác. Bạn có thể sử dụng quả của nó, hoa hoặc hạt để pha trà uống mỗi ngày.

Mướp đắng được xem như một loại thực phẩm bổ sung cho việc trị bệnh tiểu đường, nhưng không có đủ nghiên cứu để có thể chỉ ra nên sử dụng liều lượng bao nhiêu là an toàn cho người bệnh. Nó phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của bạn và các vấn đề khác.

Tác dụng phụ của mướp đắng trong điều trị bệnh tiểu đường bạn có thể gặp phải là gì?

Mướp đắng ở mức độ an toàn cho hầu hết mọi người dùng đường uống trong 3 tháng hoặc ít hơn. Các bác sĩ không biết liệu có an toàn khi sử dụng trong thời gian dài hơn không. Và việc sử dụng mướp đắng trong vấn đề đắp lên da cũng chưa được xác định có an toàn thực sự hay không nên bạn cần lưu ý hơn khi áp dụng phương pháp này.

Mướp đắng có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh tiểu đường với các biểu hiện bao gồm khó chịu ở dạ dày, tiêu chảy và đau đầu.

Mướp đắng có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn trong và sau khi phẫu thuật. Bạn cần ngưng sử dụng mướp đắng ít nhất 2 tuần nếu như bạn biết mình phải tiến hành một cuộc phẫu thuật nào đó.

Hiện nay cũng chưa có kết luận về hiệu quả trên bệnh tiểu đường thai kì nên bạn nên hạn chế sử dụng nó khi bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Đừng uống mướp đắng nếu bạn bị thiếu G6PD. Bạn có thể bị một tình trạng gọi là "favism" (được gọi là bệnh thiếu men G6PD) sau khi bạn ăn hạt mướp đắng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu, sốt, đau dạ dày và hôn mê.

Mướp đắng có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp nếu bạn dùng nó với thuốc trị tiểu đường. Luôn theo dõi đường huyết của bạn và giữ liên lạc với bác sĩ, Bạn cũng có thể cần phải thay đổi liều lượng của bạn hoặc ngừng dùng nó.

Mặc dầu mướp đắng là một loại thực phẩm được xem là loại thuốc từ dân gian để điều trị bệnh tiểu đường, tuy nhiên nó chỉ mang lại hiệu quả điều trị khi bạn sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và biết kết hợp đúng loại thuốc và thực phẩm.

Nếu bạn sử dụng quá nhiều thì không những không mang lại hiệu quả mà còn có thể gây ra những tác dụng phụ không đáng có.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường với bộ đôi thảo dược đang được tin dùng hiện nay

Với một xã hội với nền công nghệ càng ngày càng phát triển, nền y học ngày càng có nhiều phát minh tiến bộ trong việc chữa bệnh. Những chế phẩm sinh học ngày càng được xuất hiện nhằm phục vụ vấn đề phòng – chữa bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, việc điều trị với các loại thảo dược từ thiên nhiên vẫn luôn được đánh giá cao vì mức độ an toàn và hiệu quả mà chúng mang lại. Sự kết hợp các loại thảo mộc từ thiên nhiên sẽ giúp người bệnh điều trị bệnh tận sâu bên trong mà không gây ra tác dụng phụ.

Áp dụng các tiến bộ của nền y học hiện đại và kết hợp các loại thảo dược thiên nhiên, các chuyên gia từ Mỹ đã nghiên cứu và ứng dụng thành công Bộ Đôi Thảo Dược PoCaDia với chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.

Sản phẩm cao cấp gồm BLOOD SUGAR MATRIXTGF Chromium với hơn 20 loại thảo mộc giúp cho người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, hỗ trợ đào thải Cholesterol xấu, hỗ trợ cân bằng đường huyết, giúp ngăn ngừa đường huyết không tăng đột ngột, đồng thời giúp cho người bệnh giữ được mức đường huyết an toàn.

Việc lựa chọn một loại thuốc hỗ trợ thay thế nào cho người bệnh tiểu đường, bạn cần phải lưu tâm đến xuất xứ và đọc kỹ nhãn mác khi lựa chọn, các thành phần mà sản phẩm đó có để từ đó đưa ra một quyết định đúng đắn cho lựa chọn của mình.

Trao sức khỏe trọn ven! Những loại thảo dược tự nhiên luôn là những món quà vô giá cho nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc nắm rõ cách sử dụng nó như thế nào mới là một điều cần thiết cho việc điều tri bệnh với thảo dược thiên nhiên.

5 | ★ 494
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol