Điểm danh những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ hiệu quả

 

Bạn thân mến!

Như chúng ta đã biết, thời gian mang thai người phụ nữ có nhiều thay đổi về quá trình chuyển hóa và sự thay đổi về hormon. Sự mất cần bằng và thay đổi này đã làm cho phụ nữ mang thai gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như tâm sinh lý.

Khi có thai, sự tăng trưởng glucose (đường) ở gan làm tăng tiết insulin cơ sở và còn xuất hiện hiện tượng kháng insulin ở tế bào gan.

Chính quá trình thai nghén là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện các rối loạn điều hòa đường huyết do tình trạng kháng insulin sinh lý, song song với sự thiếu hụt insulin tương đối do nhu cầu mang thai của thai sản.

Việc phát sinh bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai sẽ gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ cũng như làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.

Nhiều bà mẹ đã vô cùng lo lắng khi phát hiện bản thân mình mắc phải căn bệnh phiền toái này, một số khác lại không thể phát hiện nên không có biện pháp xử lý dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới quá trình mang thai.

Chúng tôi xin cung cấp tới các bạn một số thông tin về bệnh đái tháo đường ở thai kỳ và phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ . Mời quý đọc giả cùng tìm hiểu.

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ là gì?

Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào để chẩn đoán chính xác đái tháo đường ở thai kỳ trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn chẩn đoán đang còn là vấn đề tranh cãi của nhiều hội nghị quốc tế.

Tuy nhiên, trong Hội nghị quốc tế chuyên đề về đái tháo đường thai kỳ lần thứ 4 đã đưa ra 2 tiêu chuẩn để đánh giá bệnh như sau:

Các thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp đường (NPDNG) VỚI 75g hoặc 100g glucose. Chẩn đoán đái tháo đường thai phụ có ít nhất hai giá trị lớn hơn hoặc bằng dưới đây:

Thời điểm lấy mẫu

Ngưỡng giá trị chẩn đoán

NPDNG 75g

NPDNG 100g

 

Lúc đói

5.3 mmol/L

5.3 mmol/L

1 giờ

10.0 mmol/L

10.0 mmol/L

2 giờ

8.6 mmol/L

8.6 mmol/L

3 giờ

 

7.8 mmol/L

 

Mặc dầu thống nhất 2 tiêu chuẩn trên, nhưng mức độ chuẩn xác cũng chưa đạt tối đa nên hiện nay giới chuyên gia vẫn khuyến khích những nghiên cứu chuyên sâu hơn để đưa ra chuẩn xác hơn.

Yếu tố nguy cơ nào dẫn tới bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Khuyến cáo của hội nghị quốc tế lần thứ tư về đái tháo đường thai kỳ tại Hoa Kỳ năm 1998 đưa ra những thai phụ có các yếu tố sau có thể dễ dẫn tới bệnh là:

* Béo phì hay thừa cân trước thời gian mang thai

* Tiền sử gia đình có người mắc phải bệnh ĐTĐ thế hệ thứ nhất.

* Tiền sử đái tháo đường thai kỳ trong những lần mang thai trước

* Tiền sử sinh con lớn hơn 4 kg

* Glucose niệu dương tính

* Chủng tộc: Chủng tộc có nguy cơ cao là người Mỹ, người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

* Tuổi mang thai: Mọi thai phụ lớn hơn 25 tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là trên 35 thì khả năng mắc phải cao hơn.

* Tiền sử thai sản bất thường trong những lần mang thai trước.

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

1. Mục tiêu glucose máu:

Theo Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ năm 2004, mục tiêu glucose máu cần đạt cho thai phụ đái tháo đường như sau:

Các thông số

 

Mục tiêu cần đạt

Glucose máu lúc đói

 ≤ 5.8 mmol/L

Glucose máu sau ăn 2 giờ

≤ 7.2  mmol/L

HbA1C

≤ 6%

  

2. Tập luyện và chế độ ăn:

Hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ khuyến cáo ở phụ nữ có thai nếu không có chống chỉ định về sản khoa và nội khoa, thì nên bắt dầu hay tiếp tục luyện ở mức độ cho phép vì khi thai phụ luyện tập sẽ giúp làm giảm đường trong máu.

Đi bộ sau bữa ăn 20 phút là một luyện tập lý tưởng cho thai phụ, bơi cũng là một lựa chọn thiết thực. Một lưu ý cho các mẹ trong thời gian luyện tập chính là cần phải giữ nhịp tim ổn định và không được vượt quá 140 lần/ phút.

Tất cả các thai phụ đái tháo đường thai kỳ cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đủ calo và các dưỡng chất cần thiết cho mẹ nhưng phải phù hợp với mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn cân bằng không có đường hấp thu nhanh, giàu calci và sắt để đủ nuôi cho thai nhi phát triển.

3. Sử dụng thuốc hạ glucose trong máu có thực sự an toàn?

Việc sử dụng thuốc hạ glucose máu đang còn là một vấn đề tranh cãi hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng có thể sử dụng thuốc viên để điều trị đái tháo đường trong thời gian mang thai.

Theo nghiên cứu của Hội đái tháo đường Hoa Kỳ năm 2006 chỉ ra rằng, chỉ có metformin có thể sử dụng được để điều trị đái tháo đường thai kỳ cho phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sử dụng thuốc viên điều trị đái tháo đường thai kỳ trên lâm sàng vẫn chưa đủ sâu và rộng về mức độ an toàn trong thời gian mang thai, chính vì vây việc sử dụng thuốc viên điều trị đái tháo đường thai kỳ vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng.

4. Sử dụng insulin - điều trị đầu tay cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ:

Khi chế độ ăn và luyện tập không đảm bảo được kiểm soát được glucose máu thì thai phụ đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị phối hợp với insulin có tác dụng làm giảm các biến chứng cho thai nhi.

5. Các loại insulin:

Insulin động vật: Được chiết xuất từ insulin lợn, bò. Khi bệnh nhân sử dụng insulin động vật có thể tạo ra các kháng thể kháng insulin và đi qua được nhau thai. Chính vì vậy loại insulin này không được sử dụng trong thời gian mang thai.

Insulin lispro: Chỉ được sử dụng sau 14 tuần thai.

Insulin aspart và insulin glargin: Cần phải thận trọng trong khi sử dụng 2 loại thuốc này.

Insulin người sinh tổng hợp: Đây là loại insulin được khuyến cáo sử dụng để điều trị đái tháo đường trong thời gian mang thai, đây là loại insulin hầu như không gây dị ứng, không đi qua hàng rào nhau thai do đó không gây hạ glucose máu trực tiếp của thai nhi.

Việc điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ là một vấn đề hết sức khó khăn và cần sự cẩn thận của người bệnh cũng như thầy thuốc, vì nếu bạn điều trị không đúng cách nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp lên thai nhi và gây ra nhiều tác động xấu không đáng có.

Bản thân các thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ sau sinh đều dễ có nguy cơ béo phì. Chính vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ cần thay đổi lối sống và hoạt động thể lực, tránh tĩnh tại làm giảm đề kháng insulin.

Trao sức khỏe  sốngtrọn vẹn! Điều trị đái tháo đường thai kỳ là một vấn đề cần thiết, hãy cùng lưu tâm và sớm có biện pháp kiểm soát các mẹ nhé.

4 | ★ 476
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol