Bệnh tiểu đường - Thực trạng, Nguyên Nhân & Cách phòng ngừa "AN TOÀN"

 

Bạn đọc thân mến!

Bệnh tiểu đường trong thời đại hiện nay là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Ở một số nước, số người mắc bệnh này chiếm tỷ lệ 10% dân số đồng thời con số này ngày càng có xu hướng tăng cao.

Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 và tỷ lệ người bệnh tăng cao liên quan trực tiếp đến thói quen sinh hoạt và ăn uống.

Thực trạng chung của bệnh tiểu đường hiện nay là gì?

Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, tổng số người mắc bệnh tiểu đường nằm vào khoảng 30 triệu dân. Ngày nay, con số đó đã lên tới 346 triệu và theo dự đoán của các chuyên gia về căn bệnh này thì con số người mắc phải bệnh tiểu đường sẽ tăng lên tới 380 triệu vào năm 2025.

Ước tính mỗi năm trên thế giới người ta phải bỏ ra khoảng 215 đến 375 tỷ đô la cho việc điều trị bệnh tiểu đường. Không những mang lại phiền toái và ảnh hưởng tới cuộc sống mà nó còn làm ảnh hướng tới nền kinh tế của các nước trên thế giới.

Vậy nguyên nhân gây ra thực trạng trên là do đâu?

Theo các chuyên gia về bệnh tiểu đường, nguyên nhân chính gây bùng nổ của bệnh là do cách sống thời đại ngày nay. Đó chính là một lối sống ít hoạt động và một lối sống thiếu lành mạnh.

Đồng thời, bệnh tiểu đường cũng được hình thành bởi một số yếu tố khác như do gen di truyền, béo phì, mang thai hay chấn thương,,,

Do gen di truyền: Có khoảng 25-30% người mắc bệnh tiểu đường có di truyền bởi người trong gia đình. Qua điều tra cho thấy những người có họ hàng thân thuộc mắc phải bệnh tiểu đường dễ nhiễm hơn những người bình thường.

Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết là một người bị bệnh nhất định truyền lại cho người thân của mình, bởi lẽ bệnh phải thường đi kèm với một số yếu tố xúc tác khác để hình thành.

Do béo phì: Chứng béo phì là một trong những yếu tố quan trọng gây nên bệnh tiểu đường, đặc biệt ở những người trung niên.

Nếu một người có trọng lượng vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn 10% thì nguy cơ bị nhiễm bệnh tăng gấp 3 lần ở người bình thường.

Do thiếu vận động: Cuộc sống hiện nay với thói quen ngồi một chỗ làm việc và lười vận động đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh ngày càng tăng lên.

Việc chúng ta ít vận động sẽ làm cho lượng calo trong cơ thể không tiêu hao, lâu ngày tích tụ lại dẫn đến béo phì, từ đó tạo ra yếu tố thuận lợi thúc đẩy việc hình thành bệnh tiểu đường.

Các yếu tố khác: ngoài những yếu tố trên, việc mang thai, những người luôn ở trong trạng thái kích thích cũng là những nguyên nhân hình thành bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của con người?

Không những làm ảnh hưởng tới kinh tế mà bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Nó thường dẫn tới một số bệnh khác đi kèm như bệnh đường trong máu, bệnh tăng huyết áp,… Những bệnh này thường gây ảnh hưởng và làm tổn thương các cơ quan và bộ phận trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những ảnh hưởng mà bệnh tiểu đường thường xảy ra chậm nhưng nó lại rất khó chữa. Những biến chứng đi kèm như: bệnh ngoài da, bệnh lao phổi, bệnh tim mạch hay bệnh đường ruột cũng có thể khởi phát.

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng có thể gây ra những tác động lên hệ thần kinh và gây ra những triệu chứng như nhức mỏi tứ chi, cảm giác bất bình thường cũng hay gặp phải.

Ở những bệnh nhân nặng, bệnh có thể dẫn tới viêm võng mạc, đục thủy tinh thể và lâu ngày có thể dẫn tới mù mắt.

Những biến chứng đi kèm là nguyên nhân dẫn tới tử vong hoặc tàn phế ở người bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh tiểu đường mãn tính, người bệnh cần phải đề phòng tới những bệnh khác cũng như các biến chứng đi kèm. Người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ những thay đổi và kiểm soát tốt lượng đường trong máu, lượng mỡ hay điều hòa ổn định huyết áp ở mức cho phép.

Trên đây là một số thực trạng cũng như những nguyên nhân phát sinh và các ảnh hưởng mà bệnh tiểu đường gây ra. Mong rằng các thông tin này giúp ích cho các độc giả trong việc hiểu rõ hơn về bệnh để từ đó có những biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Phòng chống bệnh tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường loại 1 không thể phòng ngừa được vì nó gây ra bởi một vấn đề với hệ thống miễn dịch. Một số nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như gen hoặc do tuổi tác của bạn, những lý do này cũng không nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Tuy nhiên, nhiều yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường khác mà bạn có thể kiểm soát được. Hầu hết các chiến lược phòng ngừa bệnh tiểu đường liên quan đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên của bạn.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, dưới đây là một số điều giúp bạn có thể làm trì hoãn hoặc ngăn ngừa bệnh tiểu đường nặng hơn:

* Tập thể dục nhịp điệu hàng tuần, chẳng hạn như đi bộ hoặc đi xe đạp.

Cắt giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, cùng với các thực phẩm chứa đường ra khỏi chế độ ăn uống của bạn.

Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh và các loại ngũ cốc.

Chia các bữa ăn thành những bữa ăn nhỏ.

Cố gắng giảm 7 % trọng lượng cơ thể của bạn nếu bạn đang gặp phải vấn đề thừa cân hoặc béo phì.

Với những chia sẻ trên đây về thực trạng bệnh tiểu đường, yếu tố nguy cơ, những ảnh hưởng cũng như cách phòng ngừa bệnh tiểu đường. Chúng tôi hy vọng bạn có thể nắm rõ hơn về những vấn đề liên quan tới bệnh tình của bạn để từ đó bạn có một biện pháp tốt nhất trong việc kiểm soát bệnh tình của mình.

Trao sức khỏe trọn vẹn! Hãy là một người khôn ngoan trong việc quản lý và tự chăm sóc sức khỏe của chính bản thân bạn, bằng cách không ngừng học hỏi để trao dồi thêm về những kiến thức về bệnh lý mà mình đang gặp phải.

5 | ★ 464
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol