Nắm Rõ Những Nguyên Tắc Ăn Uống Cho Bệnh Tiểu Đường Này - Giúp Bạn Vượt Qua Những ”Biến Động Đường Huyết”

Bạn thân mến!

Thật khó đề có thể đưa ra một chế độ ăn uống chuẩn độ cho người bệnh tiểu đường. Tại sao lại như vậy? Điều này được giải thích là bởi lẽ cơ địa của mỗi người là khác nhau. Cùng một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh, người này có thể đạt được kết quả lý tưởng nhưng người kia thì không.

Vậy lẽ nào không có cách nào cho bạn? Câu trả lời mà POCACO đưa ra là “có”. Bạn có thể không dựa trên một chế độ ăn chuẩn cho người bệnh tiểu đường, nhưng bạn có thể dựa vào những nguyên tắc ăn uống cơ bản cho người bệnh tiểu đường để xây dựng cho bản thân mình một chế độ ăn uống phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn có được một chế độ ăn chuẩn cho tình trạng cơ địa của bản thân mình

Trước tiên, hãy đi tìm nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường?

Tại sao POCACO muốn bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường trước khi đi tìm nguyên tắc cho chế độ ăn uống bệnh tiểu đường? Điều này khá là dễ hiểu – Bởi khi bạn biết được chế độ ăn uống ảnh hưởng như thế nào tới bệnh tiểu đường, và nó ảnh hưởng như thế nào, bạn mới có thể xác lập cho bản thân những loại thức ăn phù hợp nhất.

Khi nói tới nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường, chưa một giới chuyên gia nào có thể khẳng định một cách rõ ràng nó là do đâu. Tuy nhiên, những yếu tố sau đây được xác định là có nguy cơ dẫn tới bệnh tiểu đường:

1. Thừa cân: Khi các mô mỡ càng nhiều sẽ càng có nhiều tế bào đề kháng với insulin.

2. Ít vận động: Hoạt động thể chất sẽ giúp kiểm soát trọng lượng, sử dụng hết đường và làm cho các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.

3. Di truyền: Nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng nếu cha mẹ hoặc anh chị em đã mắc phải.

4. Tuổi tác: Tiểu đường tăng lên khi già đi, đặc biệt là sau tuổi 40. Đó có thể là vì mọi người có xu hướng tập thể dục ít hơn, giảm khối lượng cơ và tăng cân khi có tuổi.

5. Tiền tiểu đường: Là tình trạng trong đó mức đường trong máu cao hơn bình thường, nhưng không đủ cao để được phân loại như tiểu đường tuýp 2.

Vấn đề được cho là gây nên tình trạng và tiền tiểu đường – những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tiểu đường được biết là do chế độ ăn uống gây nên. Bởi lẽ đó, nếu bạn kiểm soát tốt được chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể loại bỏ được các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường và từ đó bạn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường là gì? 

 

nguyen-tac-an-uong-cho-benh-tieu-duong

Theo wikipidia, Chế độ ăn cho người tiểu đường (Diabetic diet) hay là chế độ ăn phòng trị tiểu đường là chế độ ăn kiêng được áp dụng cho những người bị đái tháo đường hoặc đường huyết cao để giảm thiểu các triệu chứng (đáng chú ý nhất là đường huyết cao) và hậu quả nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Các khuyến nghị về tỷ lệ tiêu thụ tổng lượng calo thu được từ carbohydrate thường nằm trong khoảng từ 20% đến 45%, nhưng các khuyến nghị có thể thay đổi từ 16% đến 75%. Đối với những người thừa cân và béo phì mắc bệnh tiểu đường Loại 2, bất kỳ chế độ ăn kiêng giảm cân nào mà người đó sẽ tuân thủ và giảm cân ít nhất cũng có hiệu quả một phần.

Khuyến cáo được thống nhất nhất là chế độ ăn ít đường và carbohydrate tinh chế (đường trắng, gạo trắng, bột trắng), trong khi nên ăn tương đối nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng được khuyến khích ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên mỗi ngày.

Tương tự như vậy, những người mắc bệnh tiểu đường có thể được khuyến khích giảm lượng carbohydrate ăn mà có chỉ số đường huyết cao (GI), mặc dù điều này cũng gây tranh cãi và đặt câu hỏi về tính hữu ích của chỉ số đường huyết và khuyến nghị thực phẩm có GI cao như khoai tây và gạo. Người ta đã khẳng định rằng axit oleic có một lợi thế nhỏ hơn axit linoleic trong việc giảm glucose trong huyết tương (nồng độ đường trong máu).

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường là gì?

nguyen-tac-an-uong-cho-benh-tieu-duong

Khi bạn sử dụng các nguồn thực phẩm có nhiều chất xơ phóng thích chậm đường giúp giữ lượng đường huyết trong máu tăng chậm bởi vì chúng được tiêu hóa chậm hơn, do đó ngăn ngừa cơ thể sản xuất quá nhiều insulin. Nó cũng cung cấp năng lượng lâu dài và giúp bạn no lâu hơn. Dựa vào điều này, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đã thiết lập nên một số nguyên tắc chung cho người bệnh tiểu đường.

Và sau đây là 8 nguyên tắc ăn uống trong bệnh đái tháo đường:

  1.  Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, trái cây (táo, lê, đào, quả mọng, chuối, xoài, đu đủ) là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
  2. Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.
  3. Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
  4. Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
  5. Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
  6. Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
  7. Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày. Đặc biệt không bỏ bữa sáng.
  8. Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

Thông qua các nguyên tắc này, bạn có thể phát triển thành một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với cơ địa của bạn.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, bạn có thể hoàn toàn đẩy lùi bệnh tiểu đường nếu bạn xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh.

4 | ★ 239
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol