Lập kế & Thực hiện kế hoạch “kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả” - Tại sao không?
Bạn thân mến!
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính phức tạp, cần được chăm sóc y tế liên tục với các chiến lược, ké hoạch giảm thiểu rủi ro nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát đường huyết. Giáo dục và hỗ trợ tự quản lý bệnh nhân đang thực hiện là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài cho người bệnh tiểu đường.
Chúng tôi rất vui khi bạn ở đây để tìm hiểu về cách bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng một số bước đơn giản. Các thông tin trong bài viết này có thể giúp hiểu hơn về vấn đề nên làm thế nào để giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả bằng việc lập cho bản thân mình một kế hoạch kiểm soát đường huyết hợp lý và thực hiện nó một cách hiệu quả nhất.
Kế hoạch giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2
Có rất nhiều điều bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 hoặc các biến chứng của nó, nhưng bạn cần phải bắt đầu từ đâu? Bạn cần ăn uống và hoạt động thế nào? Và những thay đổi trong cuộc sống để trở nên phù hợp với bệnh tiểu đường có thực sự dễ dàng?
Bạn hãy nghĩ về những ảnh hưởng mà bệnh tiểu đường có thể gây ra cho bạn, để rồi từng bước nhỏ như một phần nỗ lực của bạn để thay đổi thói quen trong cách ăn uống cũng như luyện tập của bạn để có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường loại 2 của mình.
Một vấn đề có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 có thể thực hiện được bằng cách thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong cuộc sống của bạn.
Bạn có thực sự sẵn sàng và quyết tâm trong việc lên kế hoạch cho việc kiểm soát tình trạng bệnh của mình?
Để thành công trong việc thay đổi lối sống, bạn cần phải quyết tâm hơn trong việc lên kế hoạch. Bạn phải có 1 lý do tốt hơn để thay đổi hơn là 1 lý do không thay đổi.
Thực hiện những gì bạn muốn làm và chia nó thành các bước nhỏ trong kế hoạch của mình. Sau đó, bạn sẽ thực hiện những thay đổi nhỏ nhất và bạn có thể thực hiện mà không cần đến sự quyết tâm lớn, bạn sẽ thực hiện từ những thói quen nhỏ rồi dần dần thực hiện những thói quen có ảnh hưởng lớn.
Điều này trông như là một vấn đề không mấy ý nghĩa, tuy nhiên đối với kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 thì nó lại mang một ý nghĩa khiến người bệnh không thể xem thường.
Bây giờ, bạn cần phải biết mình nên thay đổi những gì?
Hãy suy nghĩ về thói quen ăn uống và hoạt động hiện tại của bạn. Bạn đã ăn những loại thực phẩm gì? Các hoạt động của bạn thường ngày như thế nào? Cố gắng ghi hồ sơ thực phẩm trung thực trong 1 tuần để có được một hình ảnh chân thực về những gì bạn ăn.
Sau đó, dựa trên thói quen hiện tại của bạn, hãy bắt đầu với một vài thay đổi dễ thực hiện nhất. Chọn một số thay đổi mà bạn muốn thực hiện nhất và điều đó sẽ tạo ra động lực lớn nhất để bạn có thể thực hiện chúng. Có lẽ chọn một thay đổi trong thói quen ăn uống của bạn và một thay đổi trong hoạt động sẽ dễ dàng cho bạn hơn. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải thay đổi mọi thứ cùng một lúc.
Ví dụ: Nếu trước đây, bạn thường ăn đồ ăn nhanh vào bữa trưa tại chỗ làm việc, bây giờ bạn hãy thử mang một bữa ăn lành mạnh hơn từ nhà. Hoặc là thay vì xem vô tuyến ngay sau khi ăn thì bạn nên đi dạo để giúp tiêu hao năng lượng cũng như tạo cho việc tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn
Hãy bắt đầu lập kế hoạch hành động cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 của bạn ngay bây giờ
Đặt mục tiêu cho kế hoạch của bạn
Có rất nhiều điều bạn cần làm để quản lý bệnh tiểu đường của bạn. Tập trung vào một mục tiêu tại một thời điểm.
Mục tiêu có thể giúp bạn đạt được vấn đề tốt nhất cho sức khỏe của mình, mục tiêu cũng có thể giúp bạn quản lý thời gian và theo dõi tiến trình sử dụng thuốc, tiến trình diễn biến bệnh tiểu đường của bạn.
Mục tiêu bạn cần đáp ứng những vấn đề sau đây:
♣ Mục tiêu cần phải cụ thể: Cụ thể ở đây là đâu là điều chính xác những gì bạn muốn thực hiện? Bạn quyết định cái gì, khi nào, tại sao và kế haoachj ấy là như thế nào.
♣ Mục tiêu có thể đo lường được: Làm thế nào bạn có thể theo dõi tiến trình kế hoạch kiểm soát bệnh lý của mình?
♣ Mục tiêu kiểm soát đường huyết của bạn là có thể đạt được: Đáp ứng mục tiêu này là điều gì đó có thể cho bạn? Bạn có mọi thứ bạn cần để làm cho nó xảy ra hay không? Nếu không, làm thế nào bạn sẽ có được những gì bạn cần?
♣ Mục tiêu cần phải “Thực tế”: Là mục tiêu mà bạn biết bạn có thể làm nếu bạn cố gắng? Nó có quan trọng với bạn không?
♣ Thời gian cụ thể của kế hoạch là gì: Khi nào bạn sẽ hoàn thành mục tiêu này? Đặt thời gian hoặc thời hạn mà bạn biết bạn có thể đáp ứng nếu bạn cố gắng.
Ví dụ, bạn sẽ đi bộ 30 phút với bạn của bạn (hay người thân của bạn) sau mỗi bữa tối
Lập kế hoạch & hành động hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết của bạn
Hãy nghĩ về một điều gì đó trong kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 như về thực phẩm, hoạt động thể chất, uống thuốc và bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi đó. Sử dụng các nguyên tắc mục tiêu ở trên, và viết một mục tiêu cho chính bạn. Bạn cần trả lời cho các câu hỏi sau:
• Tôi sẽ làm gì đây?
• Khi nào và bao lâu tôi sẽ làm điều đó?
• Tôi sẽ làm nó ở đâu?
Và Đến đây, bạn có thể xem bạn đã thành công hay không?
Nếu bạn đã theo dõi tới đây, điều chúng tôi muốn bạn biết đó chính xem bạn đã làm thế nào để thay đổi. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như: Tôi đã thành công trong việc thực hiện kiểm soát đường huyết của tôi? Nếu không, bạn hãy nghĩ xem Có điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn làm cho bạn không thành công? Nếu bạn đã thành công, hãy cho mình một cái thưởng cho bản thân mình.
Một điều bạn cần lưu tâm tới việc lên kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn, đó là thực hiện thay đổi trong hai tuần hoặc một tháng không có nghĩa là nó sẽ gắn bó suốt đời, rất dễ dàng để bạn có thể quay trở lại thói quen cũ.
Chính vì vậy, hãy tiếp tục thực hành thói quen mới của bạn. Nó có thể mất thời gian trước khi kế hoạch này là một phần của cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu bạn chưa thành công, hãy thử lại. Sửa đổi mục tiêu của bạn nếu bạn cần.
Sau khi kế hoạch kiểm soát đường huyết của bạn đã trở thành một thói quen trong cuộc sống, bạn nên tiếp tục chọn một số mục tiêu mới để thực hiện. Cứ tiếp tục như vậy, theo thời gian, bạn sẽ ăn uống lành mạnh hơn và năng động hơn. Từ đó, không khó để bạn có thể ngăn chặn hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng của nó một cách dễ dàng nhất.
Chúc bạn thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 của mình thành công!