Chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc – hệ miễn dịch sẽ đào thải

 

Bạn thân mến!

Khi áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc sẽ gặp phải những vấn đề sau đó, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh như: Tế bào ghép bị hệ miễn dịch đào thải, nhiễm trùng, các biến chứng phụ, dị ứng, phải dùng thuốc chống hệ miễn dịch đào thải và nhiễm trùng liều cao suốt đời,…

Theo nhận định của chúng tôi, đây là một phương pháp điều trị tiểu đường còn tồn đọng nhiều vấn đề cần phải tối ưu hơn nữa, thì mới có thể đưa ra áp dụng điều trị phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường trên toàn thế giới.

Để làm rõ hơn những điều nêu trên đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này!

(Vị trí tế bào gốc trong cơ thể con người)

Mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới nhé!

Khó khăn nhất của một ca chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc là gì?

Phương pháp điều trị tiểu đường bằng cấy ghép tế bào gốc, là phương pháp sử dụng những tế bào còn non và còn khả năng phát triển thành các tế bào làm những chức năng khác nhau trong cơ thể, đem cấy ghép nhằm tái tạo các tế bào suy yếu, phục hồi cơ quan bị tổn thương do căn bệnh.

Ở cả ba phương pháp ghép tế bào gốc: Ghép toàn bộ tụy, tiểu đảo tụy và tế bào gốc phôi thai, đều khó khăn trong việc tìm kiếm tế bào gốc phù hợp và người hiến tặng. Nên xét về mặt lý thuyết, phương pháp này được đánh giá hiệu quả cao, nhưng nếu trên thực tế phải đối diện với nhiều vấn đề hơn như vậy.

Hiện nay, giải pháp sử dụng tế bào gốc từ phôi thai người có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của 2 phương pháp cấy ghép kia, nhưng lại đối diện với các vấn đề về đạo đức (điều này chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết gần đây trên trang web này qua LINK).

Khi mọi nỗ lực ổn định đường huyết thành công theo phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc nhưng cơ thể lại chịu hậu quả nghiêm trọng sau đó

Chúng tôi muốn nói đến những hệ lụy mà bệnh nhân phải gánh chịu suốt đời sau ca phẫu thuật, có thể sau 1- 5 năm khi ca cấy ghép thành công.

Có 3 phương pháp cấy ghép tế bào gốc dùng chữa bệnh tiểu đường:

Phương pháp 1 - Cấy toàn bộ tụy: Cấy ghép toàn bộ tế bào tụy để thay thế cho tế bào cũ đã bị suy yếu.

Phương pháp 2 - Cấy ghép tiểu đảo tụy: Phải lấy được 2 tiểu đảo tụy của người chết cho 1 ca ghép tiểu đảo. Tiểu đảo phải có cấu trúc mô phù hợp với người được ghép và phải được cấy ghép trong vòng 8giờ kể từ khi lấy ra khỏi cơ thể người hiến tiểu đảo.

Phương pháp 3 - Ghép tế bào gốc phôi thai: Có thể nuôi cấy và phát triển tế bào gốc phôi thai thành các tế bào tiểu đảo tiết insulin và cấy ghép cho bất kỳ bệnh nhân bị tiểu đường type 1 hoặc type 2.

Hậu quả đó là gì?

** Đối với ghép toàn bộ tụy:

• Bệnh nhân phải cần được tiêm thuốc ức chế miễn dịch đủ mạnh để tránh tụy ghép bị hệ miễn dịch tấn công.

• Các biến chứng đi kèm như nhiễm khuẩn, loãng xương, loạn thần,…

** Đối với ghép tiểu đảo tụy: Người bệnh phải dùng thuốc ức chế miễn dịch steroid liều cao suốt đời để chống lại hệ thống miễn dịch đào thải tiểu đảo ghép.

** Ghép tế bào gốc từ phôi thai: Về mặt lý thuyết, đây là phương pháp tối ưu hơn cả, bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Nhưng lượng insulin tiết ra từ tế bào ghép này ít hơn thông thường.

(Phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu)

Phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc vẫn là một phương pháp điều trị xa vời

Bệnh nhân cần phải biết các vấn đề xung quanh phương pháp điều trị này:

• Vừa khó khăn trong quá trình tìm người hiến tụy, tiểu đảo tụy hay tế bào gốc phôi thai

• Quá trình điều trị phức tạp, cần kết hợp với những biện pháp xạ trị, đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao, thời gian theo dõi và phục hồi kéo dài.

• Phụ thuộc vào thể trạng của người bệnh

• Phương pháp điều trị rất tốn kém

• Đây là một phương pháp kỳ vọng trong tương lai cho bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2.

Theo chúng tôi, chúng ta không nên mong chờ một phương pháp tối ưu hơn, để “lười biếng” áp dụng các phương pháp điều trị hiện tại như điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập, đời sống tinh thần và các loại thuốc uống (tây, thảo dược, đông y) giúp ổn định đường huyết và kiểm soát các biến chứng của căn bệnh.

Chỉ cần bạn làm tốt những điều trong tầm tay của mình trong đời sống hàng ngày, thì căn bệnh cũng sẽ được kiểm soát tốt nhất có thể. Nhờ vậy, bạn không còn thấy bệnh tiểu đường đáng sợ hay nguy hiểm nữa.

Kết luận, chữa bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc thực sự không an toàn về lâu về dài, đây vẫn là một phương pháp điều trị chưa được tối ưu và còn nhiều vấn đề không an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.

Bạn nên chọn một phương pháp điều trị an toàn và phù hợp với mình nhé! Bạn tham khảo thêm bài thuốc thảo dược an toàn, không tác dụng phụ, giúp ổn định đường huyết nhanh chóng và ngăn chặn các biến chứng bệnh.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng tôi tôn trọng chức năng tự nhiên của con người và của toàn vũ trụ, vì thế, phương pháp điều trị bệnh cũng tuân theo tôn chỉ này!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 159
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol