Tế bào gốc điều trị tiểu đường – biến chứng gì sau cấy ghép?

 

Bạn thân mến!

Bạn đã hiểu như thế nào về tế bào gốc của con người? Và vai trò của tế bào gốc với sự phát triển của con người trong bào thai?

Tế bào gốc đang được sử dụng như một phương pháp điều trị bệnh, là bước đột phá của y học hiện đại, khi lấy chính tế bào con người để nuôi dưỡng lại chính nó.

Cho đến nay, phương pháp dùng tế bào gốc điều trị tiểu đường vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, đã có một vài bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị này. Vậy sau khi cấy ghép người bệnh sống như thế nào? Hiệu quả đạt được có lâu dài không? Bệnh tiểu đường đã khỏi hẳn chưa?

Với một phương pháp điều trị mới, chúng ta cần biết đầy đủ thông tin xung quanh nó.

Tế bào gốc đã được ứng dụng trong y học và thẩm mỹ 

Tế bào gốc là gì? Có vai trò gì đối với sự phát triển của con người?

Gốc là cái nguyên nhất, cái phôi thai đầu tiên, từ khi tinh trùng của người cha gặp được trứng của người mẹ, sau cuộc chiến không cân sức với hàng triệu con tinh trùng khác, và lúc đó, tế bào gốc đầu tiên được hình thành. Kể từ đó, được nhân đôi, nhân đôi, nhân đôi ra nhiều hơn theo từng giai đoạn phát triển để hình thành một đứa trẻ ‘hoàn thiện’ sau 9 tháng 10 ngày.

Tế bào gốc khỏe, sẽ cho ra một em bé khỏe mạnh; nếu có khiếm khuyết do tác động từ bên trong hay bên ngoài trẻ sẽ bị khiếm khuyết và dị tật bẩm sinh. Nên khi, các cặp đôi có ý định mang thai, cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về sức khỏe và tinh thần, để sinh ra một đứa trẻ hoàn thiện và khỏe mạnh.

Tế bào gốc là gốc của con người, vậy dùng tế bào gốc điều trị tiểu đường có phải là một phương pháp tối ưu nhất hiện này?

Cấy ghép tế bào gốc điều trị tiểu đường vẫn chỉ dựa trên những kết quả lâm sàng

Đối diện với những phản đối nghiêm trọng, khi trước đây sử dụng tế bào gốc từ phôi thai để điều trị bệnh, dấy lên dự luận tranh cãi về đạo đức của con người. Vì tế bào gốc được tách từ bào thai, mới thực sự tinh khiết và mạnh mẽ nhất.

Khi các nhà khoa học Người Nhật tách được tế bào gốc từ da người trưởng thành, thì phương pháp này lại được cho phép sử dụng trong điều trị bệnh, nhưng về mặt hiệu quả, chưa đạt hiệu quả cao và khắc phục được các khuyết điểm của phương pháp này.

Giai đoạn sau cấy ghép tế bào gốc điều trị tiểu đường đều để lại những tác dụng phụ và thiếu thích ứng từ chính trong cơ thể của người bệnh. Hệ miễn dịch của bệnh nhân có thể tiêu diệt chính tế bào gốc “ngoại lai” này khi đưa vào cơ thể, để ngăn chặn điều này, bệnh nhân phải sử dụng thuốc kháng liều mạnh suốt đời.

Tuy rằng phương pháp sử dụng tế bào gốc điều trị tiểu đường là một bước ngoặt của y học hiện nay giúp người bệnh dừng sử dụng thuốc và tiêm insulin để ổn định đường huyết.

Nếu phương pháp điều trị đó giúp dừng hẳn việc dùng thuốc hoặc tiêm insulin, đó là một điều tuyệt vời mà chúng ta cần phải phổ biến rộng rãi. Nhưng nếu, dừng dùng thuốc loại này và chuyển sang sử dụng loại thuốc khác, thì chẳng khác nào, chúng ta đi từ “địa ngục” này đến “hố sâu” khác mà thôi, bệnh vẫn hoàn bệnh.

  

Sau cấy ghép tế bào gốc điều trị tiểu đường để lại nhiều di chứng cho sức khỏe của bệnh nhân đến suốt đời

Tuy rằng, phương pháp sử dụng tế bào gốc điều trị tiểu đường đi theo hướng phục hồi và tái tạo tế bào mới, nhờ việc đưa các tế bào khỏe mạnh vào để thay thế các tế bào đã suy yếu do bệnh, nhưng để lại nhiều di chứng đi ngược với tự nhiên của cơ thể con người.

Sau đây là những điều bệnh nhân phải đối diện song song với điều đạt được sau ca cấy ghép tế bào gốc:

1. Ghép toàn bộ tụy: Khi bệnh nhân được ghép tụy, sau một năm sẽ không phải sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị hay tiêm insulin để duy trì đường huyết (có thể coi là đã khỏi bệnh). Nhưng không phải là đã hết vấn đề phát sinh, để tránh tụy ghép bị hệ miễn dịch của cơ thể loại bỏ, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch đủ mạnh và luôn phải đối diện với các biến chứng do thuốc như nhiễm khuẩn, loãng xương, loạn thần,…

2. Ghép tiểu đảo tụy: Phương pháp này được áp dụng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 – ghép các tế bào tiết insulin. Nhưng đồng nghĩa với, sau ca ghép, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch steroid liều cao hơn để chống lại hiện tượng thải ghép. Không chỉ vậy, các vấn đề quan trọng như tìm được người hiến tiểu đảo tụy phù hợp; thời gian ghép; và phải chịu đựng các biến chứng sau ca ghép suốt đời.

3. Ghép tế bào gốc phôi thai: Theo lý thuyết, tế bào gốc phôi thai phải được nuôi cấy ghép trong môi trường không có tính miễn dịch và cấy ghép vào người bệnh. Như đã nói ở trên, tế bào gốc từ phôi thai là vấn đề tranh cãi đến đạo đức của con người.

Kết luận, sử dụng tế bào gốc điều trị tiểu đường vẫn mới là phương pháp đang được nghiên cứu và hoàn thiện, đây là một phương pháp trong tương lai đem hy vọng cho bệnh nhân và hướng đến phổ biến rộng rãi.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bạn biết đến một phương pháp điều trị bệnh, cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng và đầy đủ thông tin về ưu và nhược điểm, rồi mới quyết định áp dụng.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 127
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol