[KIỂM SOÁT] Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường – những “LỢI ÍCH” & NGUYÊN TẮC

 

Bạn thân mến!

Tiểu đường được biết đến là tình trạng đường trong máu tăng cao hơn mứ bình thường. mặc dù cơ thể sử dụng đường để tạo năng lượng nhưng khi đường trong máu tăng cao trên 180 mg/dl nó có thể gây ra tổn thương trên nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.

Trung bình cứ 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường loại 2 là do tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Khi người bệnh biết cách chăm sóc bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt đường huyết thì họ có thể sống an toàn như những người bình thường.

Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường với các lợi ích và những lưu ý khi thực hiện, để từ đó bạn có thể hiểu hơn và áp dụng nó một cách hiệu quả nhất.

Bạn sẽ được gì khi có một Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường thường xuyên?

Tập thể dục, vận động là một điều cần thiết cho sức khỏe của con người đặc biệt là đối với người bệnh tiểu đường. Tập luyện có những tác dụng quan trọng để giúp người bệnh kiểm soát đường máu và còn làm giảm những yếu tố nguy cơ khác.

Việc thường xuyên vận động và tập thể dục sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho những người bị bệnh tiểu đường:

* Giảm đường trong máu và cải thiện khả năng sử dụng đường trong cơ thể

* Tăng tác dụng của insulin: Khi bạn luyện tập đều đặn, lượng insulin sẽ cải thiện đáng kể hơn.

* Giảm nguy cơ của bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu (LDL), tạo ra mảng xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời tập vận động làm tăng cholesterol tốt (HDL) giúp bảo vệ tim mạch.

* Cải thiện huyết áp: Khi huyết áp cao ở mức nhẹ và trung bình, việc luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng huyết áp của mình.

* Thích nghi của cơ thể: Tập luyện thường xuyên sẽ giúp tăng hoạt động của tim, phổi, hệ thống tuần hoàn cả khi ngủ và cả khi làm việc. Cải thiện vận chuyển oxy làm tăng độ dai bền và sức chịu đựng của cơ thể được tốt hơn.

* Giúp duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp: Giúp bạn dẻo dai và giữ thăng bằng được tốt hơn.

* Kiểm soát trọng lượng của cơ thể: Giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ tế bào mỡ) và giúp giảm cân hay trọng lượng của cơ thể.

* Giúp làm giảm căng thẳng hàng ngày tốt hơn: Việc bạn tập luyện, bạn có nhiều năng lượng hơn, giúp bạn thư giãn hơn và điều đó giúp giảm mệt mỏi tốt hơn.

Ngoài những lợi ích trên, chế độ luyện tập sẽ giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 tốt hơn. Kết hợp ăn kiêng tốt và tập luyện thể dục vừa phải sẽ làm giảm 5-7% cân nặng và còn có thể làm chậm xuất hiện và phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.

Mức đường huyết khi áp dụng “Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường” là bao nhiêu?

Luyện tập giúp bệnh tiểu đường kiểm soát tốt tình trạng bệnh lý của mình

Để Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường đực áp dụng một cách tốt nhất, người bệnh cần lưu ý hơn về mức đường huyết của mình trong khi luyện tập để có thể lựa chọn những phương pháp phù hợp.

Theo các khuyến cáo của hiệp hội tiểu đường quốc gia cho hay, đừng máu không nên quá thấp (dưới 70 mg/dl hoặc 3.9 mmol/L) khi đang tập cũng như sau khi tập. Bác sĩ sẽ cho bạn biết mức độ đường huyết của bản thân bạn.

Sau khi luyện tập, mức đường huyết có thể tăng cao hay hạ thấp. Để đáp ứng đủ năng lượng trong khi tập, gan sẽ tăng phóng thích vào máu, cơ chế này cần phải có insulin mới có thể xảy ra được. Chính vì thế, nếu cơ thể của bạn không có đủ insulin để “mở cửa” cho đường vòa cơ bắp, đường máu của bạn sẽ tăng lên là một điều dễ nhận thấy.

Lúc tập luyện đường huyết cũng có thể hạ thấp do bạn tập luyện quá mức. tập luyện từ mức trung bình đến mức nặng có thể làm cho đường huyết tụt xuống thấp trong vòng 24 giờ sau khi tập.

Để an toàn hơn cho việc luyện tập, chúng tôi khuyên bạn nên đo đường huyết trước khi tập. Khi bạn biết bản thân mình mắc phải bệnh tiểu đường, chắc hẳn bạn sẽ được bác sĩ của bạn hướng dẫn cách tự đo đường huyết tại nhà để có thể sớm phát hiện được các thay đổi của bản thân. Bạn có thể áp dụng nó trong việc luyện tập này.

Tại sao bạn nên đo đường huyết trước khi tập áp dụng Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường?

Việc đo đường huyết trước khi tập, trong khi tập và sua khi tập sẽ giúp bạn hiểu rằng chế độ luyện tập mà bạn đang áp dụng có phù hợp với cơ thể của bạn hay không.

Kết quả đường huyết sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn và thuốc khi tập.

Khi bạn nắm rõ về kết quả đường huyết của mình, bạn sẽ tự tin luyện tập tốt hơn

Đo đường huyết trước khi tập bạn sẽ tự tin luyện tập tốt hơn

Những lời khuyên hữu ích cho Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường mang lại kết quả tốt hơn:

Hỏi bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường

Chọn loại hình tập luyện mà bạn thích. Nếu bạn đang trên 37 tuổi, bạn cần phải lựa chọn với loại hình luyện tập phù hợp.

Kiểm tra đường huyết trước và sau khi luyện tập

Không thực hiện vận động nếu như đường huyết của bạn trên 250 mg/dl và có ceton trong nước tiểu, không tập luyện nếu như đường huyết của bạn trên 300 mg/dl và không có ceton trong nước tiểu.

Lên kế hoạch tập luyện cụ thể và áp dụng nó một cách kiên trì

Chế độ luyện tập cho bệnh tiểu đường là một trong những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường an toàn và hiệu quả. tập luyện là một phần trong việc làm giảm đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.

Việc lựa chọn loại hình tập luyện còn tùy thuộc vào tuổi tác, biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh lý đi kèm và mức độ đương huyết của bản thân người bệnh. Thông thường, đi bộ 30 phút mỗi ngày và 5 lần trong một tuần là liệu pháp áp dụng tất cả mọi đối tượng.

Trao sức khỏe trọn vẹn! Hãy nhớ kiểm soát tốt đường huyết và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ để có được một chế độ luyện tập hiệu quả và an toàn bạn nhé.

4 | ★ 190
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol