Cây gì chữa bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết & biến chứng

Bạn thân mến!

Nước ta có rất nhiều loại cây cỏ thảo dược quý, có tác dụng rất công hiệu đối với nhiều căn bệnh nan y. Ví dụ như giảo cổ lam, cây đinh lăng, củ nghệ, dây thìa canh, cây sake, cây nha đam,…

Vậy cây gì chữa bệnh tiểu đường hiệu quả? Giúp duy trì đường huyết ổn định và kiểm soát các biến chứng?

Chúng ta cùng tìm hiểu về tác dụng của một số loại cây thảo dược chúng tôi sưu tầm được nhé!

(Cây gì giúp ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng tiểu đường. Ảnh minh họa)

Bệnh nhân tiểu đường thường hỏi chúng tôi về…

“Bài thuốc dân gian nào để điều trị bệnh tiểu đường áp dụng tại nhà?”

Hay “Cây gì chữa bệnh tiểu đường mà dễ tìm, vừa rẻ tiền vừa hiệu quả?”

“Cách gì để giúp ổn định đường huyết tại nhà an toàn?

Hiện nay có rất nhiều cách hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tại nhà từ kinh nghiệm của nhiều bệnh nhân. Thế nên, để kể hết ra thì sẽ không có đủ thời gian đâu!

Bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu “cây gì chữa bệnh tiểu đường?”, để bạn tùy chọn bài thuốc thích hợp áp dụng tại nhà.

1. Cây Giảo Cổ Lam:

(Trà Giảo Cổ Làm. Ảnh minh họa. Nguồn Internet)

Hoạt chất phanosid trong cây Giảo cổ lam có tác dụng kích thích tế bào beta đảo tụy tăng tiết insulin. Đồng thời giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể.

Các chất saponin trong Giảo cổ lam giúp giảm mỡ máu và ổn định huyết áp, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm từ hai tác nhân này.

Có 3 loại Giảo cổ lam, nhưng loại Giảo cổ lam 5 lá hay ( Ngũ diệp sâm) là tốt nhất, chỉ tìm thấy ở núi đá vôi ở tỉnh Hòa Bình.

Bạn nên tìm mua tại đơn vị bán trà Giảo cổ lam Hòa Bình uy tín dạng túi lọc hoặc trà khô hãm nước uống để hỗ trợ bệnh tiểu đường tại nhà.

2. Cây Dây thìa canh:

(Ảnh minh họa. Cây Dây Thìa canh)

Dây thìa canh có tác dụng giảm hấp thu glucose ở ruột;

Tăng sản sinh và độ nhạy của insulin đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể;

Tăng men sử dụng đường ở mô và cơ

Tăng thải cholesterol xấu, ngăn ngừa mỡ máu

Nhờ đó, giúp duy trì đường huyết ổn định và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, đột quỵ, mỡ máu, huyết áp,…

Cách dùng:

Cách 1: Hãm nước uống: 1 lít nước sôi với 50g dây thìa canh khô cho vào bình tích giữ ấm, hãm uống như trà. Uống sau bữa ăn 30 phút, ít nhất 3 lần/ ngày.

Cách 2: Nấu nước uống: Dùng 1,5 lít nước với 50g dây thìa canh khô. Cho vào ấm đun sôi khoảng 15 phút là dùng được. Chia đều uống sau bữa ăn 30 phút.

3. Cây nha đam (Lô hội)

(Ảnh minh họa. Cây nha đam - Lô hội)

Trong cây Nha đam chứa ít nhất 75 hợp chất hoạt tính, gồm các vitamin, enzyme, khoáng chất như anthraquinon, monosaccharide, polysaccharides, lignin, saponin, acid salicylic, phytosterol, axit amin… đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh ổn định mức đường huyết. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng như crom, magie, kali,… giúp tăng độ nhạy của insulin, cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Cây nha đam có tác dụng tốt trong hạ huyết áp và đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường kèm tăng huyết áp.

Bạn tham khảo thêm trên bài viết tại LINK 1 & LINK 2 này về các bài thuốc chữa bệnh từ cây nha đam (lô hội) nhé!

4. Cây mướp đắng (khổ qua)

(Ảnh minh họa. Quả khổ qua - mướp đắng)

Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, được dùng điều trị cho các bệnh về da, gan, thận,…

Đối với bệnh tiểu đường, khổ qua được xem như một chất insulin tự nhiên hỗ trợ tốt nhất để duy trì đường huyết ổn định cho người bệnh.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường bằng quả mướp đắng có thể sử dụng kết hợp trong món ăn và làm nước uống.

Cách 1: Nước ép từ khổ qua tươi.

Cách 2: Canh mướp đắng, món xào mướp đắng (tùy sở thích của bạn)

Cách 3: Mướp đắng dùng ăn sống.

* Lưu ý: Bệnh nhân huyết áp thấp cần hạn chế dùng khổ qua, vì gây hạ huyết áp xuống thấp hơn, sẽ rất nguy hiểm.

Bạn tham khảo thêm trên bài viết tại LINK này về cách chữa bệnh bằng cây mướp đắng!

5. Vỏ dưa hấu:

(Ảnh minh họa. Vỏ dưa hấu)

Theo Đông y, vỏ dưa hấu có vị ngọt, thanh nhiệt, tính hàn, có tác dụng hạ huyết áp, đường huyết.

Theo nghiên cứu, trong 100g quả dưa hấu có chứa 95,5% nước, 1,2% protit, 2,5% gluxit, 0,5% xenluloza; các muối khoáng như canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2, PP, C, carotene, axit folic,…

Bài thuốc hỗ trợ điều trị hạ huyết áp và đường huyết từ vỏ dưa hấu:

Bài 1: Vỏ dưa hấu, vỏ bí xanh, mỗi thứ 30g, sắc lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần, sau bữa ăn 30 phút.

Bài 2: Vỏ dưa hấu, câu kỷ tử 30g, đẳng sâm 10g, sắc uống, uống 3 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút.

Nếu như bạn biết thêm cây gì chữa bệnh tiểu đường hiệu quả hơn thì hãy chia sẻ với chúng tôi bạn đọc và các bệnh nhân khác cùng thực hiện với nhé!

Kết luận, đối với bệnh nhân mới mắc tiểu đường chưa biết cây gì chữa bệnh tiểu đường tại nhà – hỗ trợ duy trì đường huyết ổn định và kiểm soát biến chứng, bạn lựa chọn 5 loại thảo dược trên đây để áp dụng nhé!

Bạn tham khảo thêm một số loại thảo dược khác có tác dụng hạ đường huyết nhanh, duy trì chỉ số đường huyết ổn định, ngăn chặn tiến triến của các biến chứng do tiểu đường.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Thảo dược trong thiên nhiên, nếu con người biết sử dụng, sẽ đem lợi ích lớn cho sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 494
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol