Chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội – Lưu ý độc tố nguy hiểm
Bạn thân mến!
Các loại nước lô hội (hay nha đam) nấu với đường phèn hoặc đường ăn kiêng (với bệnh nhân tiểu đường); nha đam tươi sau khi bỏ vỏ xanh, cắt hạt lựu, thêm một ít mật ong, dùng cho những ngày nắng nóng, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.
Lô hội có thể dùng nấu chè, ăn sống,… rất nhiều cách có thể áp dụng từ cây lô hội.
Vậy cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội như thế nào sẽ đạt hiệu quả? Có tác dụng phụ nào cần lưu ý trong quá trình sử dụng không?
Trong bài viết trước tại Link này, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc các thành phần dinh dưỡng và dược tính trong cây nha đam có tác dụng bình ổn đường huyết, huyết áp, kiểm soát biến chứng do tiểu đường. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cần lưu ý quan trọng khi áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây nha đam (lô hội) nhé!
(Cây lô hội có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh nan y)
Nội dung
Chiết suất lô hội có tác dụng làm đẹp da và điều trị nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường
Lô hội có tính mát, vị đắng, vào 4 kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường. Trong Đông y, được dùng làm thuốc giải độc, thanh nhiệt, mát huyết, tả hỏa, cầm máu (chỉ huyết), thông đại tiện, nhuận tràng. Chủ trị các bệnh như chóng mặt, đau đầu, phiền táo, viêm dạ dày, đại tiện bí, tiêu hóa kém, viêm mũi, viêm tá tràng, co giật, tiểu đường,…Phụ nữ có thai, người tỳ vị hư nhược không nên dùng.
Từng bộ phận của cây lô hội đều có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp rất công hiệu.
Lá cây lô hội có công dụng thông tiện, ngừng đau, mát máu, thúc kinh, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, thanh nhiệt. Chủ trị bỏng nước, bỏng lửa, kinh bế, cam tích, ghẻ lở, nhọt lở độc sưng.
Hoa lô hội mạnh vị, lợi thấp. Chủ trị ho, viêm nhiễm đường niệu, tiêu hóa không tốt, táo bón, trĩ,…
Giá trị của cây lô hội giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng bệnh, nhất định trong mỗi gia đình, nên có ít nhất một bụi cây lô hội để dùng khi cần thiết; lúc làm món uống giải khát, thanh nhiệt; lúc làm mặt nạ dưỡng da; lúc là bài thuốc với các bệnh cảm mạo thông thường hay hỗ trợ các căn bệnh nan y, mạn tính.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, chỉ cần đơn giản với 20g lá lô hội uống sống hoặc sắc uống mỗi ngày, hỗ trợ ổn định đường huyết, huyết áp hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các cách áp dụng điều trị tiểu đường khác nhau từ cây lô hội tại LINK NÀY!
Vậy khi áp dụng chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội bệnh nhân cần lưu ý tác dụng phụ nào?
Có tác dụng phụ nào gặp phải khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội không?
(Nhựa màu vàng trong cây lô hội - là Aloin, gây tác dụng phụ.)
Đa số thảo dược từ thiên nhiên đều lành tính, không độc hoặc chứa rất ít độc, nhưng tùy cơ địa mỗi người tiếp ứng khác nhau, chúng ta vẫn cần phải luôn lưu ý những biểu hiện(có thể có) trong quá trình áp dụng các bài thuốc thảo dược dân gian trong điều trị bệnh.
Đối với cây nha đam, ngay dưới lớp vỏ xanh, có phần nhựa vàng (chiếm 16% - 20%). Chất nhựa vàng này có chứa thành phần hóa học tên là Aloin. Aloin là một dạng anthraquinone glycoside có thể gây kích ứng da.
Tuy loại nhựa vàng này có tác dụng nhuận tràng, nhưng nếu dùng không đúng cách, có thể gây hại cho đường tiêu hóa, như đau dạ dày hay co thắt.
Sử dụng nhựa lô hội trong thời gian dài, có thể gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến thận, có máu trong nước tiểu, thiếu kali, rối loạn nhịp tim, sụt cân, suy yếu cơ,…
Nguy hiểm hơn nữa, nếu chúng ta vô tình cung cấp khoảng 1g nhựa lô hội/ ngày, liên tục trong nhiều ngày có thể gây tiêu chảy cấp, mất nước, suy nhược cơ thể, rối loạn tiêu hóa, suy gan thận, loạn nhịp tim, mạch đập chậm,…. nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp với những người nhạy cảm với các thành phần lô hội, sẽ ảnh hưởng đến gan.
Chính vì vậy, chúng ta cần biết các tác dụng phụ trên đây để tránh gặp phải trong quá trình tự áp dụng điều trị bệnh hay sử dụng làm món ăn, thức uống tại nhà.
Và khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng cây lô hội, cần phải ngưng sử dụng ngay; tốt nhất là nên có sự hướng dẫn cụ thể từ thầy thuốc để điều trị an toàn và đạt hiệu quả.
Cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội như thế nào mới an toàn?
Liều lượng phù hợp và cách áp dụng đúng sẽ giúp bạn “không hoang mang” về những tác dụng phụ nêu trên.
* Cách áp dụng an toàn như sau:
Khi sử dụng khoảng 15ml/ ngày và dùng liên tục, không quá 42 ngày.
Các sản phẩm lỏng có thành phần lô hội từ 50%, nếu dùng 2 lần/ ngày, chỉ nên dùng tối đa 4 tuần.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng gel lô hội sẽ giúp loại bỏ những thành phần gây độc và các tác dụng phụ nguy hiểm.
* Các đối tượng cần chú ý đặc biệt hoặc không nên dùng nha đam:
• Phụ nữ có thai và cho con bú: Kể cả sử dụng nha đam qua đường miệng hoặc dùng ngoài da đều không an toàn cho cả mẹ và em bé. Aloin có thể làm co bóp tử cung, có thể gây xảy thai, sinh non, sinh con dị dạng.
• Trẻ em: Có thể sử dụng gel lô hội trên da, nhưng không an toàn khi sử dụng lô hội qua đường miệng, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi.
• Bệnh nhân tiểu đường: Một số trường hợp bị hạ đường huyết do sử dụng nha đam.
• Những người có vấn đề về thận: Sử dụng liều cao nha đam có thể làm suy giảm chức năng thận.
• Bệnh nhân trước và sau phẫu thuật: Không nên dùng lô hội sau phẫu thuật, vì có thể làm hạ đường huyết, phải ngưng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.
Kết luận, khi bạn áp dụng cách chữa bệnh tiểu đường bằng cây lô hội cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng dùng an toàn, cách sử dụng đúng để tránh các tác dụng phụ từ cây lô hội.
Bạn có thể tham khảo thêm các loại thảo dược khác có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả và không gây bất cứ tác dụng phụ nào, dù là nhỏ nhất.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bất cứ điều gì, thái quá thì đều sẽ bất cập và nguy hiểm. Cũng như vậy, trong điều bệnh, cần lắm phải đúng và đủ liều bạn nhé!
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!