Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả

Bạn đọc thân mến!

Như chúng ta đã biết, mục đích của việc điều trị của bệnh tiểu đường là đưa đường huyết xuống mức bình thường nhất có thể để phòng ngừa các biến chứng cấp tính do đường huyết quá cao hay quá thấp gây ra, từ đó chúng ta có thể ngăn chặn được các biến chứng mãn tính về lâu dài về dài của bệnh.

Tuy nhiên, không phải ai trong số các bệnh nhân cũng có thể kiểm soát tốt lượng đường của mình. Trong một số trường hợp nào đó, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng cấp tính mà bệnh tiểu đường gây ra.

Vậy bạn có biết những biểu hiện của biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường như thế nào chưa? Cách xử lý của nó ra sao? Hãy cùng chúng tôi làm rõ hơn trong bài viết sau đây nhé

Hạ đường huyết - biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường

Khi đường huyết trong cơ thể hạ xuống mức thấp hơn so với mức cho phép, cơ thể của chúng ta sẽ không được hoạt động bình thường nữa mà thay vào đó bạn sẽ gặp phải tình trạng khó chịu và mệt mỏi.

1. Nguyên nhân gây ra biến chứng:

Dùng quá nhiều thuốc tiểu đường, ăn không đúng giờ giấc, bỏ qua các bữa ăn chính, vận động nhiều hơn bình thường hay uống rượu khi bụng đói là một trong những nguyên nhân làm cho người bệnh tiểu đường rơi vào tình trạng hạ đường huyết gây mệt mỏi.

2. Bạn sẽ gặp phải triệu chứng sau:

Khi đường huyết quá thấp, người bệnh có thể gặp ra một số triệu chứng như: Cơ thể run rẩy, toát mồ hôi, mệt mỏi, luôn có cảm giác đói, tim đạp nhanh, mờ mắt hay nhức đầu, môi miệng có cảm giác tê rần, người bệnh cũng có thể cáu gắt, lú lẫn và nghiêm trọng hơn có thể ngất xỉu.

3. Cách xử trí:

Thông thường, mọi người đều có thể cảm nhận được những triệu chứng của hạ đường huyết, tuy nhiên cũng có trường hợp đường huyết xuống quá thấp mà bệnh nhân không cảm thấy được.

Nếu bạn cảm thấy được đường huyết của bạn xuống thấp (có theerdo kinh nghiệm) bạn nên ăn một thức ăn có chứa đường. Bởi lẽ chỉ nghi ngờ, nhưng việc sử dụng một loại thức ăn nào đó cũng vẫn an toàn hơn là để các biến chứng hạ đường huyết có thể trở nên tệ hơn.

Một số loại thức ăn bạn có thể sử dụng như: 3 viên đường, ½ ly nước trái cây hay nước ngọt loại thường, 6-7 viên kẹo cứng, 1 ly sữa, 1 muỗng canh đường cát hay mật ong cũng có thể giúp ổn định lượng đường của bạn.

Do việc hạ đường huyết của bạn không báo trước nên nếu các bạn có sử dụng thuốc tiểu đường, hãy mang theo thẻ chứng nhận bạn mắc bệnh tiểu đường để phòng khi bạn ngất xỉu, những người xung quanh có thể nhanh chóng xử trí kịp thời tránh được những tổn thương không đáng có có thể xảy ra.

Tăng đường huyết - biến chứng cấp tính nguy hiểm

Nguyên nhân làm cho lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường lên quá cao là do bạn không sử dụng đủ thuốc tiểu đường, bạn đang trong cơn đau ốm hay bị căng thẳng tinh thần, bạn ăn uống quá độ, ăn nhiều thức ăn chứa nhiều đường hay lười vận động,…

 

Đường huyết cao ở bệnh tiểu đường gây nguy hại cho người bệnh

Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khi đườg huyết lên quá cao như: Khát nước bất thường, thấy đói bất thường, đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu đem, da khô hay ngứa, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi hay buồn ngủ hơn các ngày bình thường khác, mắt nhìn mờ hoặc nặng hơn là nhiễm trùng một nơi nào đó.

Cách xử trí an toàn cho bạn:

Thông thường, biến chứng tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường không phải là một tường hợp cấp cứu nhưng trong một số trường hợp nó có thể trở nên nguy kịch.

Khi lượng đường từ 180-250, bạn có thể tự hạ đường huyết bằng cách:

- Ăn uống theo kế hoạch

- Uống thuốc đúng liều kê đơn và đúng giờ

- Kiểm tra lượng đường hàng ngày

- Tập thể dục đều đặn

- Bạn nên đến gặp bác sĩ khi lượng đường huyết cao hơn 350mg/dl

Nhiễm acid do tăng ketone huyết - biến chứng hiếm gặp

Thông thường biến chứng này xảy ra trên bệnh nhân tiểu đường type 1. Tuy nhiên, cũng có thể bắt gặp trên bệnh nhân khác.

 

Biến chứng này xảy ra khi có sự thiếu hụt insulin gần như hoàn toàn. Một số triệu chứng cho thấy gặp phải tình trạng này như: hơi thở có mùi trái cây, ói mửa, hơi thở sâu và chậm, rối loạn tâm thần, lú lẫn rồi đi vào hôn mê, sau cùng là trụy tim mạch.

Đối với biến chứng này, đây là một tình trạng cấp cứu, cần được điều trị khẩn cấp vì nó có thể gây ra tử vong, tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân được hồi phục nhờ điều trị tích cực với việc truyền nước và tiêm insulin.

Bệnh tiểu đường mặc dầu âm thầm và ít có các triệu chứng nổi trội, tuy nhiên nếu người bệnh không phát hiện sớm và kiểm soát tốt tình trạng của bệnh, người bệnh có thể gặp các biến chứng cấp tính gây nguy hiểm tới sức khỏe cũng như tính mạng của mình.

Dù bạn đang mắc phải loại bệnh tiểu đường type 1 hay type 2 thì chính bạn đang đóng một vai trò quan trọng và chủ động trong việc tự chăm sóc bản thân mình.

Bạn có thể tự kiểm soát bằng cách thực hiện 5 biện pháp sau đây:

* Tìm hiểu rõ thông tin về căn bệnh mà mình đang mắc phải

* Ăn uống có kế hoạch và hợp lý

* Luyện tập, vận động thường xuyên

* Sử dụng thuốc tiểu đường theo sự kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ

* Theo dõi lượng đường huyết thường kỳ

Trên đây là những thông tin về các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường bạn có thể gặp phải và một số cách xử trí cũng như những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Việc thực hiện nghiêm túc các biện pháp trên là một việc làm quan trọng trong việc kiểm soát và phòng tránh các biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hãy cùng chia sẻ bài viết để mọi người cũng được hiểu rõ về Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường và cách xử lý nhanh chóng, hiệu quả bạn nhé.

5 | ★ 305
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol