Bệnh tiểu đường loại 2 – Những điều cần biết & 2 lời khuyên “BẠN CẦN BIẾT”

 

Bạn đọc thân mến!

Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng bệnh lý phổ biến hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bệnh chiếm 85 đến 90 % của tất cả những người mắc bệnh tiểu đường hiện nay. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến và thường gặp nhất ở những đối tượng thừa cân và nằm trong độ tuổi 40 trở lên.

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể được kiểm soát phần lớn thông qua việc duy trì cân nặng khỏe mạnh, đảm bảo chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học và tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, ở một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ tiếp tục trở nên phụ thuộc insulin khi việc kiểm soát không mấy mang lại hiệu quả.

Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng tiến triển và có thể theo bạn suốt đời. Tuy nhiên, bạn có thể sống chung với nó nếu như bạn có thể kiểm soát tốt bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men. Điều quan trọng đàu tiên là bạn cần phải hiểu bệnh tiểu đường của bạn và những vấn đề bạn có thể thực hiện để giúp duy trì sức khỏe tổng thể của bạn.

Hãy cùng POCACO giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết Bệnh tiểu đường loại 2 – Những điều cần biết & 5 lời khuyên “HỮU ÍCH” sau đây.

Bệnh tiểu đường loại 2 là gì?

benh-tieu-duong-loai-2-va-nhung-dieu-can-biet

Để có thể sử dụng glucose (đường) có trong thực phẩm để tạo năng lượng - Cơ thể chúng ta cần 1 loại hormone từ tuyến tụy là insulin. Các tế bào bên trong tuyến tụy sản xuất insulin giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi tuyến tụy của bạn không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể trở nên kháng insulin (sử dụng insulin không hiệu quả, không đáp ứng với insulin mắc dù tuyến tụy vẫn tiết nó). Thông thường nó là sự kết hợp của cả hai yếu tố dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng tiểu đường phổ biến nhất. Khoảng 90% trong tổng số người bệnh tiểu đường mắc phải loại này. Mặc dầu nó không được điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể quản lý nó thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc.

Triệu chứng bệnh tiểu đường loại 2 được biểu hiện như thế nào?

benh-tieu-duong-loai-2-va-nhung-dieu-can-biet

Thông thường, bệnh tiểu đường loại 2 không có những biểu hiện rõ rệt hay cụ thể. Bệnh thường được phát hiện khi người bệnh nhiễm phải các triệu chứng khác đi kèm. Tuy nhiên, một số triệu chứng sau đây có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh nếu như bạn chú ý hơn vào cơ thể của mình:

 Khát hoặc đói bất thường

 Giảm cân không giải thích được

 Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là tiểu đêm

 Mệt mỏi hoặc mất năng lượng

 Nhìn mờ

 Nhiễm trùng thường xuyên hoặc tái phát

 Vết cắt hoặc vết bầm chậm lành

 Đau nhói hoặc tê ở tay hoặc chân

Những điều bạn cần biết đối với tiểu đường tuýp 2 là gì?

benh-tieu-duong-loai-2-va-nhung-dieu-can-biet

Bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu: Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn là cách duy nhất để xác định liệu nó có nằm trong phạm vi mục tiêu hay không. Khi lượng đường trong máu cao, bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng như tổn thương mắt và thận, ảnh hưởng tới tim mạch,…

♣ Bạn vẫn mắc phải bệnh tiểu đường mặc dù bạn kiểm soát đường huyết tốt: Nếu lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát, bệnh tiểu đường của bạn được kiểm soát tốt, nhưng bạn vẫn mắc phải. Bởi lẽ đây là căn bệnh không được điều trị dứt điểm. Việc bạn kiểm soát tốt đường huyết có giá trị giúp bạn sống chung bình an với bệnh.

♣ Những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 có phải dùng insulin không?

Không phải tất cả những người dùng insulin đều mắc bệnh tiểu đường Loại 1. Một số người mắc bệnh tiểu đường loại 2 cần dùng insulin. Một số người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 sẽ cần insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Bởi lẽ họ không đáp ứng tốt với các phương pháp trị liệu khác. Tôi có thể làm gì để ngăn chặn hoặc trì hoãn việc bắt đầu dùng insulin không?

Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, ăn uống lành mạnh, năng động và uống thuốc là cách tốt nhất để trì hoãn hoặc ngăn ngừa dùng insulin. Bệnh tiểu đường là một bệnh tiến triển và có thể sẽ cần thay đổi thuốc, có thể là insulin.

Những lời khuyên hữu ích dành cho bệnh nhân tiểu đường là gì?

 Hãy hoạt động và tập thể dục thường xuyên

benh-tieu-duong-loai-2-va-nhung-dieu-can-biet

Lợi ích của tập thể dục

Người trưởng thành trong độ tuổi 18-64 nên cố gắng tạo thói quen giữ cho mình ít nhất 150 phút hoạt động thể dục nhịp điệu từ trung bình đến mạnh mỗi tuần, trong các cơn từ 10 phút trở lên.

Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ mang lại cho cơ thể của bạn nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể như:

 Giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh

 Giảm kháng insulin và giúp kiểm soát lượng đường trong máu

 Giảm nguy cơ biến chứng mắc bệnh tim, đột quỵ và huyết áp cao

 Cải thiện sức mạnh của xương

 Giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư

 Cải thiện sức mạnh và độ bền

 Tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và giúp làm giảm căng thẳng

Lời khuyên tập thể dục an toàn là:

 Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập thể dục nào

 Hãy mang một đôi giày thoải mái và vừa vặn, tránh làm trầy xước chân khi tập thể dục. Đối với người bệnh tiểu đường điều này thật sự rất nguy hiểm vì các vết thương thường rất lâu lành.

 Kiểm tra đường huyết của bạn trước, trong và sau khi hoạt động để xem đường huyết của bạn bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình luyện tập và như thế sẽ giúp bạn ựa chọn cho mình những bài luyện tập phù hợp hơn.

 Hãy sẵn sàng để điều trị đường huyết thấp, mang theo những thực phẩm phòng khi đường huyết của bạn hạ đột ngột trong quá trình luyện tập.

 Cân nhắc bắt đầu từ từ và dần dần xây dựng mục tiêu hoạt động của bạn

 Hãy quản lý tốt Chế độ ăn uống, dinh dưỡng và cân nặng của mình

Một chế độ ăn uống cân bằng, ít chất béo với kích thước phần vừa phải và đặc biệt chú ý đến carbohydrate là một phần quan trọng trong quản lý sức khỏe và bệnh tiểu đường nói chung.

Năng lượng trong thực phẩm của chúng ta đến từ carbohydrate, chất béo và protein trong thực phẩm chúng ta cung cấp thường ngày. Cơ thể chúng ta sử dụng carbohydrate làm nguồn năng lượng chính.

Carbonhydrate ở dạng đường và tinh bột được phân hủy thành glucose và hấp thụ vào dòng máu. Đường và tinh bột làm cho lượng đường trong máu tăng sau bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ.

Mẹo ăn uống lành mạnh cho bệnh tiểu đường:

 Ăn 3 bữa ăn cân bằng, cách nhau 4 - 6 giờ

 Ăn nhẹ nếu bữa ăn cách nhau hơn 6 giờ

 Hạn chế đường và đồ ngọt bao gồm đồ tráng miệng, kẹo, mứt, đường

 Nếu bạn khát giữa các bữa ăn, hãy uống nước thay vì nước trái cây

 Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo như thực phẩm chiên, khoai tây chiên và bánh ngọt

 Ăn nhiều rau hơn

 Chọn 3 trong số 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn

 Tăng lượng chất xơ của bạn bằng cách chọn bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng, đậu khô và đậu Hà Lan vào súp và thịt hầm, hãy xem rau và trái cây như một món ăn nhẹ

Bệnh tiểu đường sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu như những vấn đề về bệnh được hiểu một cách thấu đáo cũng như các lưu ý trong việc xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập được bạ thực hiện một cách có hiệu quả.

Với những chia sẻ trên đây về bệnh tiểu đường loại 2 và những lời khuyên mà chúng tôi mang lại, hy vọng bạn có thể thực hiện chúng với một ý thức kiên trì và khoa học nhất. Hãy tạo nó như một thói quen thường ngày để bạn có thể sống chung với bệnh tiểu đường loại 2 một cách hiệu qua nhất mà không có các biến chứng đi kèm.

Chúc bạn và gia định luôn có sức khỏe tốt nhất!

4 | ★ 189
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol