Triệu chứng và cách điều trị bệnh gout bệnh nhân cần chủ động

 

Bạn thân mến!

Trong từng giai đoạn phát bệnh, bệnh gout có kèm theo các triệu chứng cấp và mạn tính làm cho bệnh nhân có nhiều đau đớn, thậm chí để lại di chứng trên cơ thể suốt đời. Bạn cần phải biết rõ về triệu chứng và cách điều trị bệnh gout phù hợp trong mỗi giai đoạn bệnh, điều trị tốt nhất là từ khi mới có triệu chứng nhẹ, dấu hiệu tăng axit uric trong máu.

Bạn đã biết về triệu chứng và cách điều trị bệnh gout phù hợp để chủ động theo dõi và kiểm soát căn bệnh chưa?  

(Ảnh 4 giai đoạn bệnh gout)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này!

Khi chưa có triệu chứng và cách điều trị bệnh gout như thế nào để giúp ngăn chặn kịp thời cơn gout cấp bùng phát đầu tiên?

Bệnh gout trải qua 4 giai đoạn, từ khi mới khởi phát chưa có triệu chứng rõ rệt, không ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân, như các giai đoạn sau, bệnh tình đã trở nặng, các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn trên toàn diện cơ thể.

 Giai đoạn 1: Lượng axit uric trong máu cao, không có triệu chứng, chỉ xác định thông qua xét nghiệm.

Trong giai đoạn này, bạn nên chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt của mình, để cơn gout cấp đầu tiên không bao giờ có cơ hội bùng phát.

Cân nhắc và tìm biện pháp phù hợp để đào thải lượng axit uric tăng cao trong máu. Bạn nên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên an toàn, sẽ giúp đào thải từ từ độc tố ra bên ngoài.

Tuy chưa có triệu chứng rõ rệt để người bệnh có thể nhận biết, nhưng nếu được kiểm tra sức khỏe định kỳ và phát hiện kịp thời, điều trị trong giai đoạn này sẽ rất dễ dàng và đạt được hiệu quả cao trong thời gian ngắn.

Xác định được triệu chứng và cách điều trị bệnh gout cấp tính khởi phát đầu tiên

Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính, giai đoạn bùng phát cơn gout cấp đầu tiên

Giai đoạn này báo hiệu, tinh thể urat đã tích tụ nơi các khớp xương chân tay, thường ở khớp ngón chân cái.

Thường diễn ra vào ban đêm, sau khi người bệnh uống nhiều rượu bia, ăn nhiều các thực phẩm giàu đạm, purine; sau cơn sốc về tâm lý, tinh thần; hoặc do chấn thương, hoạt động quá sức, làm việc nặng nhọc; do nhiễm trùng;…

Các triệu chứng như nóng đỏ, sưng tấy, đau nhức, mệt mỏi, khó đi lại,…. Khi cơn gout giảm, lớp da xung quanh khớp có thể bong tróc, gây ngứa ngáy.

Điều trị thông thường: Dùng thuốc tây để giảm các triệu chứng cho bệnh nhân, hoặc các bài thuốc dân gian lấy lá đắp hay uống. Thường khoảng sau 3 – 10 ngày, tùy theo độ nặng nhẹ, các khớp sẽ trở lại bình thường.

Chẩn đoán các căn bệnh liên quan trong giai đoạn này:

Khoảng 10 - 25% người bị gout sẽ bị sỏi thận trong giai đoạn này (có độ nặng nhẹ khác nhau)

Khoảng 10-40% người bị gout có sỏi thận trước khi bị cơn đau gout cấp xảy đến

• Tuy nhiên, dễ lầm tưởng bệnh gout với bệnh viêm khớp khác; các triệu chứng không rõ nét; tùy trên từng cơ địa người bệnh khác nhau,… Nên khi bạn nghi ngờ bị gout, cần phải đến chuyên khoa xác định chính xác và đo mức axit uric trong máu, như vậy, mới có hướng điều trị đúng.

Giai đoạn 3: Đau cách khoảng

Các cơn gout cấp, kể từ lần đầu tiên với các lần sau không có thời gian tái phát cụ thể, và cũng không có triệu chứng báo trước giữa hai cơn đau, có nhiều bệnh nhân tiến triển nhanh hay chậm. Nên điều chỉnh lối sống lành mạnh hàng ngày, áp dụng các bài thuốc thảo dược thiên nhiên giúp đào thải độc tố và axit uric ra ngoài hiệu quả và an toàn, thì mới phòng ngừa, kìm hãm được các cơn gout cấp tính tái phát trở lại.

Thông thường, cơn đau sau thường nặng hơn, đau đớn hơn, kéo dài lâu hơn cơn gout cấp tính trước.

Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, có nhiều triệu chứng và cách điều trị bệnh gout trong giai đoạn này khó khăn hơn

Giai đoạn 4: Giai đoạn gout mạn tính

Nếu các triệu chứng gout cấp tính không được giải quyết kịp thời, sau 10 năm, gout sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Ở giai đoạn này, vị trí tấn công có thể tại nhiều khớp khác nhau trên cơ thể người bệnh, cơn gout cấp tính xảy đến thường xuyên hơn và có nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác, điển hình nhất là Thận.

Đến giai đoạn gout mạn tính, khi đã tích tụ đủ lượng axit uric sẽ hình thành hạt tophi có màu trắng đục ở dưới da, cứng và di chuyển, không gây đau đớn.

Axit uric tích tụ trong hạt tophi sẽ hòa tan lại vào trong máu, làm tăng nguy cơ tái phát cơn gout cấp tính.

Ban đầu cục tophi chỉ xuất hiện ở gần khuỷu tay, trên ngón tay, ngón chân hay trên vành ngoài của tai. Nếu bệnh nhân không có cách nào điều trị và kìm hãm bệnh, thì sẽ xuất hiện ở nhiều nơi khác như ở lớp sụn của tai, quanh mô khớp gây phá hủy sụn, khớp, dẫn đến tàn tật suốt đời.

Hạt tophi to ra, dễ vỡ, lâu lành và dễ nhiễm trùng, dễ gây hoại tử, có thể phải cắt bỏ chi.

Tuy nhiên, y học hiện đại đã có nhiều biện pháp điều trị kịp thời để ngăn chặn sự tiến triển xấu nhất của các biến chứng gout cho bệnh nhân.

Các triệu chứng và cách điều trị bệnh gout cần phải phù hợp, kịp thời thì mới đảm bảo được sức khỏe và sự lành lặn cho cơ thể người bệnh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 426
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa