Phòng ngừa tiểu đường và điều trị sớm luôn đem lại hiệu quả cao

 

Bạn thân mến!

Khi mắc bệnh thì phải tìm cách điều trị. Nhưng nếu ta biết rằng, đã mắc bệnh rồi sẽ khó điều trị như thế nào - đối với bệnh tiểu đường, thì chắc ai cũng tìm cách phòng ngừa bệnh tiểu đường và điều trị  sớm căn bệnh, đến khi mắc bệnh nặng và lâu năm kể như nắm chắc phần “thua cuộc”.

Vì lúc đó, cơ thể gần như đã bị tàn phá toàn diện bởi: các biến chứng bệnh, suy giảm miễn dịch, đường huyết không ổn định, tụy và cơ quan khác đã bị suy yếu - rất khó phục hồi,…

Vậy nên, chúng ta nên hiểu về bệnh tiểu đường, tìm hiểu cách phòng bệnh và điều trị sớm, nhất là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường do tiền sử gia đình, hoặc do béo phì,… thì phải cẩn thận đề phòng hơn.

(Ăn uống đúng giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường)

Mời bạn tìm hiểu trong bài viết này về các vấn đề nêu trên nhé!

Số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tăng cao trong dân số không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp toàn cầu, bệnh đã trở nên phổ biến và là nỗi kinh hoàng cho những ai được kết án chung thân với căn bệnh nan y này.

Nhưng nếu bạn hiểu về bệnh tiểu đường, biết cách kiểm soát và phòng ngừa, thì bệnh sẽ không đến nỗi kinh hoàng như mọi người vẫn nghĩ.

Vậy cách nào để phòng và điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả?

Tại sao dễ mắc bệnh tiểu đường và điều trị bệnh hiện nay trở nên khó khăn hơn bao giờ hết?

Tại sao bây giờ dễ mắc bệnh tiểu đường đến thế?

Đời sống đủ đầy, tinh thần thoải mái, ăn uống dư dả, các trò chơi giải trí theo công nghệ thu hút,… khiến cho con người ngày càng sa vào những điều như vậy, mà không chú trọng đến gìn giữ sức khỏe tự nhiên cần thiết:

• Ăn ít rau xanh

• Không uống nước lọc đầy đủ để thanh lọc của cơ thể

• Ăn uống nhiều đồ ngọt, bánh kẹo các loại

• Sức đề kháng trong cơ thể giảm sút do lượng dưỡng chất cần thiết không được cung cấp đầy đủ từ chế độ ăn.

• Ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo, dầu mỡ, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp nhiều calo,…

• Không chú trọng vận động thường xuyên

• Đời sống nhiều áp lực, căng thẳng, cạnh tranh,…

• Sống xa với thiên nhiên, khí hậu trong lành

• Tâm lý luôn bất ổn, lo lắng và các căn bệnh như trầm cảm, quá khích, tự kỷ,…

Điều trị bệnh cũng trở nên khó khăn hơn vì đời sống quá đủ đầy?

Những nguyên nhân trên sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, buộc bệnh nhân phải điều chỉnh các điều trên, nhưng đa số bệnh nhân còn đang làm việc, rất khó để duy trì được một lối sống khoa học theo ý mình. Hoặc vì công việc, hoặc vì thời gian, hoặc do bản thân của người bệnh,… dù là lý do nào, cũng gây trở ngại trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Sự quyết tâm và kiên trì của người bệnh đóng vai trò lớn trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Phải ăn chín uống sôi để phòng bệnh tiểu đường và điều trị đạt hiệu quả

Việc ăn uống vô cùng quan trọng, giúp bạn phòng tránh bệnh; bệnh nhân tiểu đường có thể duy trì đường huyết nhờ vào một chế độ ăn uống phù hợp.

Chế độ ăn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

• Ăn chín uống sôi

• Ăn đủ chất/ khẩu phần ăn/ ngày: Đạm, béo, đường tinh bột, vitamin & khoáng chất từ rau xanh, trái cây giàu chất xơ, ít ngọt.

• ½ đĩa cơm nên là rau và trái cây

• Uống đủ nước trong ngày

• Không được bỏ bữa và ăn dồn vào một bữa ăn vì có thể làm tăng/ hạ đường huyết

• Chia ra 5-6 bữa/ngày

• Kiểm soát đường huyết lúc đói và lúc no; trước và sau luyện tập; trước và sau khi ngủ.

• Nên chọn các thực phẩm có chỉ số đượng huyết(GI) thấp

• Cân bằng lượng Kcal cần thiết/ ngày/ người.

(Duy trì cân nặng lý tưởng giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả)

Mỗi người cần phải hiểu về bệnh tiểu đường và cách điều trị khó khăn như thế nào khi bệnh sang giai đoạn mạn tính.

Bệnh tiểu đường tiến triển âm thầm trong một khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, tùy thuộc vào mỗi người bệnh, có thể lâu hơn hoặc sớm hơn, nhưng khi bệnh ở giai đoạn mạn tính, sẽ xuất hiện trong số các biến chứng nguy hiểm như: Biến chứng thần kinh, tim mạch, mạch máu, thận, nhiễm trùng,… Nên hướng điều trị trở nên khó khăn hơn.

Lúc này, việc ưu tiên cấp bách và quan trọng nhất đó là ổn định đường huyết và phục hồi tụy, cũng như các cơ quan khác tổn thương trong cơ thể.

Bệnh nhân cần phải hiểu được sự nguy hiểm cho tính mạng của mình khi bệnh qua giai đoạn nặng, kèm theo các biến chứng nêu trên; cũng như, hiểu được việc phòng tránh bệnh trong cuộc sống là luôn luôn cấp thiết:

• Thông qua chế độ ăn uống

• Thói quen vận động

• Chế độ ngủ nghỉ, thư giãn.

• Duy trì trạng thái tinh thần tích cực, vui vẻ

• Tầm soát bệnh thường xuyên

Chính những điều đơn giản này, sẽ giúp bạn ngăn chặn được nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường mạn tính ngay từ đầu.

Kết luận, phòng ngừa tiểu đường và điều trị sớm bệnh chính là cách đẩy lùi căn bệnh nan y này rời xa bạn đấy!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta phải chủ động tìm cách đẩy lùi các nguy cơ dẫn đến bệnh tật, trong xã hội hiện đại khi mầm bệnh có khắp nơi!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 412
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol