Tiểu đường và cách điều trị nào an toàn lâu dài cho bệnh nhân?

 

Bạn thân mến!

Trong khó khăn, con người luôn tìm ra đủ mọi phương pháp để giải quyết. Cũng như vậy, bệnh tiểu đường có nhiều cách điều trị khác nhau mà dân gian, y học và các phương pháp điều trị chủ động luôn tìm tòi nghiên cứu và đưa ra, có hiệu quả hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa bệnh nhân và cả phương pháp điều trị đó.

Đối với bệnh tiểu đường và cách điều trị, có nhiều hướng điều trị mà chúng ta có thể điểm qua như theo Tây y, Đông y; y học dân tộc; vật lý trị liệu; giải pháp điều trị bằng tinh thần; các bài thuốc theo dân gian; cấy ghép tế bào gốc; các thực phẩm hỗ trợ;…

Vậy những cách trên, cách nào đem lại hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân? Và hướng điều trị nào nên được lựa chọn áp dụng lâu dài?

(Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Hình ảnh minh họa) 

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này!

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa các chất bên trong do lượng đường tăng cao trong máu. Thiếu hụt insulin do tụy tiết ra không đủ, hoặc do cơ thể kháng lại insulin, hoặc không sử dụng hiệu quả insulin nên glucose không được cung cấp đầy đủ đến các tế bào trong cơ thể, làm thiếu hụt nguồn năng lượng cho hoạt động trong cơ thể.

Vì thế, bệnh nhân có xu hướng bổ sung lượng đường hay thức ăn nhiều hơn là như vậy. Các triệu chứng biểu hiện đặc trưng của bệnh tiểu đường: Ăn nhiều; uống nhiều; đi tiểu nhiều; mệt mỏi, uể oải; sụt cân đột ngột; dị ứng; nhiễm nấm; mờ mắt; chân tay tê rần; giảm sinh lý.

Vậy nên, tiểu đường và cách điều trị phải hướng đến ổn định đường huyết.

Cơ quan nào bị tổn thương nặng nề nhất khi mắc bệnh tiểu đường

Cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng và cũng có vai trò quan trọng trong việc sản sinh insulin đó là tụy, không ai có thể làm thay nhiệm vụ này. Hiện nay các nhà khoa học đang nỗ lực để sử dụng tế bào khác làm thay tế bào beta của tụy để sản sinh insulin, nhưng điều nay vẫn chỉ là một điều hứa khả trong tương lai, chưa được công bố rộng rãi với công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng. Nên nhiệm vụ trước mắt của chúng ta, vẫn là phục hồi Tụy bạn nhé!

Nếu tụy hoạt động không hiệu quả, lượng insulin cung cấp không đầy đủ cho cơ thể, thì lượng glucose lưu chuyển không đủ để nuôi các tế bào trong cơ thể - làm rối loạn chuyển hóa và lượng đường không được đào thải hết sẽ tăng cao trong máu.

(Ổn định đường huyết là mục tiêu của phác đồ điều trị tiểu đường)

Các biến chứng bệnh nhân sẽ gặp phải khi lượng đường huyết không được kiểm soát tốt:

• Biến chứng tim mạch

• Biến chứng thần kinh

• Biến chứng mạch máu

• Nhiễm trùng

• Thận

• Võng mạc

Và kéo theo nhiều các căn bệnh liên đới khác, các biến chứng cấp tính do đường huyết trồi sụt không kiểm soát tốt như tăng/ hạ đường huyết; tăng/ hạ huyết áp; đột quỵ; tai biến mạch máu não;…

Nhất định, với bệnh tiểu đường và cách điều trị nào cần chú trọng đến phục hồi và bảo vệ tụy mới được!

Cần điều chỉnh vấn đề gì để ngăn chặn các biến chứng mạn tính cho bệnh nhân?

Như đã đề cập ở trên, hai vấn đề cần điều chỉnh bên trong đó là:

• Ổn định đường huyết

• Phục hồi tụy

Và không thể bỏ qua việc điều chỉnh lối sống để tránh tăng thêm gánh nặng cho cơ thể đang bị suy yếu.

Đồng thời, cần phải hỗ trợ đào thải độc tố; cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho những thiếu hụt trong cơ thể; tăng sức đề kháng toàn diện để chống lại tác động của bệnh tật.

Bạn không thể có một tinh thần tiêu cực để đẩy lùi được bệnh tật, mà phải là một tinh thần lạc quan, tin tưởng, và luôn vui vẻ thì mới giúp phương pháp điều trị đạt hiệu quả.

Thế nhưng, đối với bệnh tiểu đường và cách điều trị nào an toàn nhất hiện nay?

(Một lối sống lạc quan và khoa học sẽ giúp đẩy lùi bệnh tật)

Cách điều trị nào được đánh giá an toàn hiện nay?

Theo phác đồ điều trị hiện tại của chúng tôi áp dụng hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, và nhiều phác đồ điều trị hiệu quả đang được áp dụng hiện nay, đó là sự kết hợp giữa thuốc uống Tây y/ tiêm insulin + Thuốc Đông y/ Thảo dược + Điều chỉnh lối sống.

Kết quả đạt được, bệnh nhân nhanh chóng kiểm soát tốt lượng đường huyết; phục hồi dần dần tuyến tụy và ngăn chặn tiến triến của bệnh.

Thời gian đầu, liều điều trị bằng thuốc uống/ tiêm insulin được duy trì như cũ, tùy theo mức ổn định của đường huyết mà sẽ điều chỉnh giảm dần, thay thế bằng liều thuốc Đông y/ thảo dược; thời gian sau nữa khi đã đạt được chỉ số lý tưởng thì liều điều trị thảo dược cũng được giảm dần và áp dụng liều duy trì.

Điểm cần lưu ý, bệnh nhân không được lơ là chế độ ăn uống, sinh hoạt vận động điều độ để giúp cơ thể cân bằng, không đưa thêm những tác nhân gây bệnh, cũng là giúp duy trì lượng đường huyết tự nhiên.

Bạn cần nên xác định, điều trị bệnh tiểu đường là lâu dài và suốt đời, chứ không phải mới thấy được mức đường ổn định là toan nghỉ điều trị, thì kể như quá trình điều trị công cốc.

Kết luận, tiểu đường và cách điều trị an toàn phải đi theo hướng chủ động, điều chỉnh được các vấn đề tồn đọng; đồng thời phục hồi tổn thương và tái tạo tế bào mới.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bạn điều chỉnh các thói quen và lối suy nghĩ cũ, cũng là lúc cơ thể bạn được khỏe tự nhiên rồi!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 324
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol