Tiểu đường loại 2 và Insulin: Những điều bạn nên biết

 

Bạn đọc thân mến!

Bạn biết gì về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường loại 2 và insulin? Việc tìm hiểu cách cơ thể bạn sử dụng insulin và cách nó ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn có thể cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về sức khỏe của chính bạn. Từ đó bạn có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp kiểm soát tốt hơn.

Đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vai trò của insulin trong cơ thể bạn và cách sử dụng liệu pháp insulin để kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2, từ đó có biện pháp phòng ngừahiệu quả nhé

1. Vai trò của isulin đối với sức khỏe của bạn như thế nào?

Insulin là một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy nằm trong cơ thể của chúng ta. Nó giúp cơ thể bạn sử dụng và lưu trữ đường từ các thực phẩm mà chúng ta cung nạp hàng ngày.

Nếu bạn bị tiểu đường loại 2, cơ thể bạn không phản ứng hiệu quả với insulin. Tuyến tụy không thể bù đắp đúng cách, do đó hoạt động của insulin tương đối giảm. Kết quả là lượng đường trong máu của bạn quá cao. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh, mạch máu, mắt và các mô khác.

2. Liệu pháp insulin có thể giúp hạ đường huyết của bạn

Nếu bạn bị tiểu đường loại 2, việc kiểm soát lượng đường trong máu là một phần quan trọng để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài. Để giúp giảm lượng đường trong máu, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều liệu pháp sau đây sau đây:

  • thay đổi lối sống
  • thuốc uống
  • thuốc tiêm không insulin
  • liệu pháp insulin
  • phẫu thuật giảm cân

Liệu pháp insulin có thể giúp nhiều người mắc bệnh tiểu đường loại 2 kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ biến chứng.

3. Các loại isulin

Một số loại insulin có sẵn và nó được phân loại thành các dạng sau:

  • insulin tác dụng nhanh/ngắn
  • insulin tác dụng chậm/kéo dài
  • isulin phối hợp (trộn sẵn)

Hầu hết các loại insulin đều được sử dụng bằng cách tiêm. Insulin tác dụng trung gian và dài hạn chỉ có thể được tiêm. Insulin không thể được sử dụng dưới dạng thuốc viên vì các enzyme tiêu hóa của bạn sẽ phá vỡ nó trước khi nó có thể được sử dụng trong cơ thể bạn.

Insulin được tiêm vào ngay dưới da của bạn. Bạn có thể tiêm nó vào vùng mỡ bụng, đùi, mông hoặc cánh tay trên.

Ngoài ra, hiện nay có thêm loại isulin dạng hít. Đây là một dạng insulin tác dụng nhanh. Tuy nhiên, nó không phù hợp với tất cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Với loại insulin này, chức năng phổi cần được theo dõi.

Nếu bạn đã được chỉ định điều trị bằng insulin, bạn cần phải thử nghiệm và thử sai sót hay tác dụng phụ không mong muốn để tìm hiểu loại và liều lượng insulin nào phù hợp nhất với bạn. Xét nghiệm đường huyết có thể giúp bạn và bác sĩ tìm hiểu cách cơ thể bạn phản ứng với chế độ insulin hiện tại của bạn. 

4. Lối sống và cân nặng của bạn ảnh hưởng đến nhu cầu insulin của bạn

Thực hành các thói quen lành mạnh có khả năng trì hoãn hoặc ngăn ngừa nhu cầu điều trị bằng insulin. Nếu bạn đã bắt đầu điều trị bằng insulin, việc điều chỉnh lối sống của bạn có thể giúp giảm lượng insulin bạn cần dùng. Cụ thể như:

  • giảm cân
  • điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn
  • tập thể dục thường xuyên hơn

5. Insulin có thể gây ra tác dụng phụ

Trong một số trường hợp, bạn có thể phát triển các tác dụng phụ từ insulin, chẳng hạn như:

  • lượng đường trong máu thấp
  • tăng cân
  • đau hoặc khó chịu tại chỗ tiêm
  • nhiễm trùng tại chỗ tiêm
  • trong một số ít trường hợp, phản ứng dị ứng tại chỗ tiêm

Lượng đường trong máu thấp, hoặc hạ đường huyết, là một trong những tác dụng phụ tiềm ẩn nghiêm trọng nhất từ ​​việc dùng insulin. Nếu bạn bắt đầu dùng insulin, bác sĩ sẽ nói chuyện với bạn về những việc cần làm nếu bạn bị hạ đường huyết.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào từ việc dùng insulin, hãy cho bác sĩ biết để họ có thể đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe và lối sống của bạn, bạn có thể cần dùng insulin như một phần trong kế hoạch điều trị cho bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bác sĩ của bạn khuyên dùng insulin, bạn có thể nói chuyện với họ về lợi ích và rủi ro của thuốc và bất kỳ mối lo ngại nào khác mà bạn có thể có.

Trao sức khỏe trọn vẹn! Việc tìm hiểu rõ hơn về Bệnh tiểu đường loại 2 và insulin là một vấn đề cần thiết giúp bạn có phương pháp phòng ngừa các biến chứng hiệu quả nhất.

4 | ★ 116
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol