Thuốc uống điều trị tiểu đường nên được kết hợp như thế nào?

 

Bạn thân mến!

Mục tiêu điều trị của mọi phác đồ dùng thuốc hay không đều hướng đến việc điều chỉnh và ngăn chặn vấn đề của bệnh. Vậy nên thuốc uống điều trị tiểu đường cần được kết hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị và đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Lựa chọn kết hợp dùng thuốc Đông y với Tây y trong thời gian đầu, dần dần khi ổn định, chuyển qua duy trì theo phác đồ thuốc Đông y/ thảo dược, đây là cách điều trị đang được áp dụng phổ biến và an toàn nhất. Bạn cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

(Trong thời gian đầu cần phải duy trì phác đồ điều trị bằng thuốc uống)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Tại sao nên dùng thuốc uống điều trị tiểu đường

Do bởi những tích tụ độc tố và sinh ra ứ trệ trong cơ thể từ thói quen cuộc sống từ ngày này sang ngày khác, số lượng ngày càng gia tăng, khiến cơ thể suy yếu và phát sinh bệnh là điều không thể tránh khỏi.

Thuốc uống có tác dụng đào thải lượng độc tố gây bệnh, khơi thông những vùng bị ứ trệ và giúp cơ thể tái phục hồi, sản sinh tế bào mới, nhằm tăng sức đề kháng bên trong đẩy lùi bệnh tật do tự nơi cơ thể tự chữa lành chính nó.

Nhưng bạn phải hiểu rằng, trong trường hợp cụ thể nên lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp:

• Trường hợp khẩn cấp thì sử dụng thuốc Tây sẽ có tác dụng nhanh chóng kể cả ở nhà hay cấp cứu tại bệnh viện.

• Còn để điều trị được gốc bệnh, thì phải là phương pháp điều trị phục hồi, có tác dụng lâu dài, tự nhiên, không tác dụng phụ.

Nên trong thời gian đầu, bệnh nhân dù ít dù nhiều nên lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp vừa giúp phục hồi cơ thể, vừa ngăn chặn biến chứng mạn tính, kiểm soát các biến chứng cấp tính có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Về sau, khi bệnh đã ổn định, bệnh nhân chỉ cần duy trì liều điều trị để giữ chỉ số đường huyết lý tưởng hoặc bằng chế độ và luyện tập hợp lý.

Nên kết hợp dùng thuốc uống điều trị tiểu đường và phương pháp không dùng thuốc trong trường hợp nào?

Như đã đề cập ở trên, trong thời gian đầu và cả sau này, bệnh nhân phải luôn kết hợp điều trị bằng thuốc và không dùng thuốc thì mới duy trì ổn định lâu dài. Tức là kết hợp giữa phương pháp điều trị bằng thuốc + điều chỉnh lối sống + tinh thần.

Trong các trường hợp cụ thể, bác sỹ hoặc chuyên gia có thể chỉ định điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bạn có thể tham khảo các liều trình điều trị chuẩn được Bộ y tế khuyên áp dụng như sau:

Mục tiêu đạt được của phác đồ điều trị:

• Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn cân bằng và ổn định, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do tiểu đường.

• Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

Phác đồ điều trị như sau:

1. Giảm cân an toàn và hợp lý + dinh dưỡng và luyện tập + thuốc Metformin(áp dụng hoặc chưa tùy theo).

2. Kết hợp thêm thuốc khác cùng với metformin + dinh dưỡng, luyện tập (sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c)

3. Thuốc metformin + 2 loại thuốc khác + dinh lưỡng và luyện tập (sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c).

4. Thuốc viên + tiêm insulin + thuốc không phải insulin (thuốc thảo dược, hoặc TPCN) + điều chỉnh lối sống (sau 3 tháng không đạt mục tiêu HbA1c)

Vậy nên, mọi loại thuốc uống và kết hợp điều chỉnh lối sống đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là ổn định đường huyết lâu dài và kiểm soát tốt các biến chứng.

(Cần phải kết hợp thuốc với chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp)

Tác dụng phụ của thuốc uống điều trị tiểu đường để lại hậu quả đến bệnh nhân?

Bất kể phương pháp điều trị nào, nếu không khắc phục nhược điểm đều để lại tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân: hạ/ tăng đường huyết, rối loạn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn, các biến chứng cấp và mạn tính,…

1. Sử dụng cách điều trị bằng điều chỉnh lối sống: chế độ ăn uống và vận động, luôn phải đảm bảo điều độ

Ví dụ như, nếu ăn uống quá kiêng khem, hay thiên lệch về một loại thực phẩm đều không nên, có thể khiến cơ thể kiệt quệ, thiếu năng lượng, và giảm sức đề kháng.

Nguy hiểm nhất là hạ/ tăng đường huyết đột ngột và các biến chứng như đột quỵ, huyết áp, tai biến,… nếu như cơ thể không có đủ lượng đường cho quá trình hoạt động, đành rằng đường là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường.

Cần phải duy trì lượng thành phần dinh dưỡng (đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất) đầy đủ trong mỗi bữa ăn.

Luyện tập thể dục thể thao giúp đào thải lượng mỡ dư thừa và độc tố, giúp tăng độ nhạy của insulin trong cơ thể,… nhưng nếu hoạt động quá mức, có thể làm tăng nguy cơ bùng phát biến chứng tiểu đường cấp tính và mạn tính. Cần phải luyện tập tập điều độ và phù hợp.

2. Điều trị bằng thuốc Đông y:

Lượng độc tố từ thảo dược không được tách ra, và sẽ ứ lại trong cơ thể người bệnh, làm gánh nặng thêm cho gan thận khi phải đồng thời đào thải lượng độc tố này, đó là nhược điểm mà thuốc Đông y cần phải khắc phục.

Hiện nay, với công nghệ hiện đại, dược tính trong thảo dược đã được tách chiết tinh khiết, thải loại độc tố và đem lại tác dụng điều trị vượt trội.

3. Gánh chịu những tác dụng phụ từ thuốc Tây

Dù là một loại thuốc hay kết hợp nhiều loại thuốc Tây, thì người bệnh vẫn phải gánh chịu những có tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng cân, và các biến chứng nguy hiểm khi sử dụng lâu dài.

Kết luận, thuốc uống điều trị tiểu đường cần phải được áp dụng đúng và phù hợp, theo từng giai đoạn, ưu tiên lựa chọn các loại thuốc có nguồn gốc từ thuốc thảo dược an toàn không tác dụng phụ.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Phương pháp điều trị phục hồi là xu hướng điều trị hiện đại và đúng đắn nhất.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 397
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol