Thuốc mới chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

thuoc-moi-chua-benh-tieu-duong-1

 

Bạn đọc thân mến!

Cho đến ngày nay, bệnh tiểu đường là một căn bệnh gây nhiều cản trở cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Ít ai có thể tìm ra cho mình phương pháp điều trị hữu hiệu. Việc lựa chọn loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường là một việc làm rất quan trọng bởi vì ngày nay, vô số loại thuốc trên thị trường được sản xuất và bán ra, nhưng chưa chắc đã mang lại hiệu quả điều trị.

- Vậy làm sao để có thể lựa chọn loại thuốc điều trị hiệu quả?

- Và những loại thuốc mới nào tốt cho bệnh tiểu đường?

Đó là những trăn trở của mỗi bệnh nhân tiểu đường. Để ‘gỡ rối’ những ngăn trở đó, chúng tôi xin tổng hợp ý kiến của những chuyên gia ở bài viết dưới đây.

Hiểu biết kiến thức về bệnh tiểu đường

thuoc-moi-chua-benh-tieu-duong-2

Trước tiên, để tìm ra được phương thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất chúng ta cần hiểu rõ bản chất của căn bệnh này: Nó là gì? Nguyên nhân và triệu chứng?....

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đườnng là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, có nghĩa là rối loạn chuyển hóa trong đó tuyến tụy sản xuất quá ít insulin hoặc không có insulin.

Trong quá trình chuyển hóa chất, hormone insulin của cơ thể được sinh ra để hấp thụ glucose vào các tế bào của cơ thể. Đường trong thực phẩm được chuyển thành năng lượng quan trọng. Nhưng khi không thể sản suất insulin hay quá ít insulin, glucose sẽ tích tụ trong máu, và tăng lượng đường trong máu liên tục.

Hiện nay trên toàn thế giới có khoảng 340 triệu người mắc căn bệnh mãn tính này, chỉ riêng Việt Nam có khoảng 5 triệu người và con số không ngừng tăng mỗi ngày.

Có mấy lọai bệnh tiểu đường?

Nhìn chung tất cả các loại bệnh tiểu đường đề có triệu chứng chính là gia tăng lượng đường trong máu. Nhưng từ quan điểm y học, bệnh tiểu đường được chia ra làm 2 loại chính:

Bệnh tiểu đường loại 1: Bản chất căn bệnh này là cơ thể sản xuất quá ít hoặc không có insulin trong tuyến tụy, dẫn đến các tế bào không thể hấp thụ được glucuse. Căn bệnh này chiếm khoảng 10% trong tất cả các bệnh tiểu đường. Bệnh này thường xảy ra ở độ tuổi trước 40 tuổi, nhưng người cao tuổi cũng không ngoại trừ mắc căn bệnh này.

Bệnh tiểu đường loại 2: Insulin có thể vẫn sản xuất, nhưng cơ thể lại không thể sử dụng insulin này đúng cách, tình trạng này gọi là kháng insulin. Hiện nay, khoảng 90% người mắc bệnh tiểu đường bị mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trước đây, nó còn gọi là căn bệnh người lớn, nhưng hiện nay, người trẻ tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân nào gây nên bệnh tiểu đường?

Việc tìm ra nguyên nhân bệnh tiểu đường là điều rất cần thiết, bởi đây là cách duy nhất lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Nguyên nhân bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có những sự khác nhau.

* Bệnh tiểu đường loại 1: Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là do tế bào Beta tuyến tuỵ bị phá hủy dẫn đến không sản xuất được insulin. Thêm vào đó những tác nhân gây nên có thể là do gan, vi khuẩn – virus có hại nhằm phá hủy tế bào sản xuất insulin.

* Bệnh tiểu đường loại 2: Yếu tố di truyền do các gen di truyền từ cha mẹ bị mắc bệnh tiểu đường, và các yếu tố môi trường khác như: thiếu vận động, béo phì, thói quen ăn uống không cân bằng và thiếu lành mạnh.

Các triệu chứng của bệnh tiều đường

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có những triệu chứng mà mỗi người ít để ý, vì chỉ nghĩ rằng đó là những bệnh bình thường không đáng kể, hay còn nói các triệu chứng của bệnh tiểu đường thường xảy ra âm thầm. Những triệu chứng đó là:

- Khát nước

- Tiểu nhiều

- Tầm nhìn mờ

- Sụt cân nhanh chóng

- Luôn cảm thấy đói

- Luôn trong tình trạng mệt mỏi

- Buồn nôn, ói mửa…….

Bệnh tiểu đường gây nên những hậu quả nào?

thuoc-moi-chua-benh-tieu-duong-3

Một khi căn bệnh tiểu đường trong bạn phát triển, tồn tại trong cơ thể lâu dài nếu bạn không tuân thủ những phương pháp điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia thì bệnh tiểu đường không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm đến những cơ quan khác trên cơ thể. Chúng ta hãy điểm qua một vài biến chứng thường gặp nhất để biết hậu quả của căn bệnh tiểu đường nghiêm trọng đến mức nào:

- Biến chứng mắt: Đường huyết không ổn định sẽ khiến mắt bạn bị tổn thương, dần dần nó ảnh hưởng đến thị lực của bạn, tồi tệ hơn bạn sẽ bi những bệnh khác về mắt như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, có thể là bị mù lòa.

- Biến chứng tim mạch: Đây là biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường nó bao gồm tê cứng chân tay, tăng nhịp tim, toát mồ hôi, đau tim, đột quỵ, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

- Biến chứng nhiễm trùng: Lượng đường trong máu luôn duy trì ở mức cao nên là môi trường thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến vết thương khó lành, nhiễm trùng, nếu bị ở chân hoặc tay nó có thể hoại tử và khả năng cắt cụt chi là rất cao.

- Biến chứng về thận:  Suy thận, giảm chức năng của thận là những gì bệnh tiểu đường sẽ tác động lên bạn.

- Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng kể trên, bệnh tiểu đường còn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng khác như hạ đường huyết, hôn mê…..

Cách điều trị bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm, nhưng nó có thể kiểm soát đường huyết, vì bản chất của việc điều trị bệnh tiểu đường là ổn định đường huyết trong cơ thể. Ngày nay, các chuyên gia đưa ra rất nhiều đề nghị cho việc điều trị bệnh tiểu đường như thói quen ăn uống, lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc. Bằng những phương pháp đó, bạn có thể kiểm soát bệnh tiểu đường trong bạn một cách hiệu quả và có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây nên mà chúng tôi vừa nêu trên đây. Cách để thực hiện thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh sẽ không gây trở ngại nhiều đối với bệnh nhân tiểu đường. Trở ngại lớn nhất đó là việc sử dụng thuốc vì nó sẽ gặp nhiều vấn đề để bệnh nhân tiểu đường đáng phải lưu tâm.

Mối quan tâm của bệnh nhân tiểu đường là gì? Loại thuốc nào an toàn cho bệnh nhân tiểu đường?

Bạn cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc

Khi nói đến thuốc mới dùng để điều trị bệnh tiểu đường, thì hiện nay có rất nhiều loại thuốc mới được nhập khẩu từ nước ngoài có thành phần và hoạt tính dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Nếu dùng những loại thuốc có mặt trên thị trường, bên cạnh việc điều trị, kiểm soát đường huyết, thì sử dụng nhiều sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc và gây nên nhiều tác dụng phụ khác như: mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày….

Nhìn từ lợi ích của các loại thảo dược mà các chuyên gia của các nước phương Tây đã nghiên cứu và bào chế ra rất nhiều loại thuốc để sử dụng, và giúp quá trình kiểm soát đường trong cơ thể của bệnh nhân được hiệu quả hơn.

Sử dụng loại thuốc nào để đạt hiệu quả?

thuoc-moi-chua-benh-tieu-duong-4

Khi hỏi rằng thuốc tiểu đường mới hiện nay có hiệu quả hay không ? Thì đây được coi là một câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân đã đặt ra với các chuyên gia bệnh tiểu đường, vì thường đa số các bệnh nhân hiện nay đang có xu hướng điều trị cho căn bệnh này bằng các loại thuốc đó.

Thuốc được bào chế dưới dạng thực phẩm chức năng, hay sản phẩm dùng để hỗ trợ điều trị bệnh, mặc thành phần của thuốc từ các dược thảo, nhưng do kết hợp từ nhiều các loại thảo dược khác nhau để bào chế nên tính năng của nó nhanh hơn do với việc sử dụng các dược thảo tự nhiên để điều trị bệnh.

Sử dụng loại thuốc này người bệnh không còn phải sợ các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, vì hầu như rất ít trường hợp người bệnh bị phản ứng của thuốc gây hại đến sức khỏe.

Các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát nhờ vào các dược tính có trong các loại dược thảo đã được nghiên cứu và bào chế trong thuốc. Thế nên sẽ rất hiệu quả nếu như bạn chọn đúng loại thuốc phù hợp với cơ địa của bạn, và các triệu chứng mà bệnh gây ra.

Hy vọng rằng sau khi biết được những thông tin từ bài viết Thuốc mới chữa bệnh tiểu đường, hiệu quả hay không? Bạn sẽ nhanh chóng kiểm soát tốt được lượng đường trong máu của mình, nhờ các sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

4 | ★ 390
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol