Thuốc đông y có chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

thuoc-dong-y-chua-khoi-benh-tieu-duong-1

Bạn thân mến!

Liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông y là một trong những lựa chọn của phần đông bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hiện nay. Và trên các phương tiện truyền thông thường có những quảng cáo trị dứt điểm bệnh tiểu đường bằng thuốc Đông y. Vậy thực chất bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi bằng thuốc Đông Y không? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông y

thuoc-dong-y-chua-khoi-benh-tieu-duong-2

- Ưu điểm: Điều trị bệnh tiểu đường bằng Đông Y từ xưa đến nay được biết đến với sự an toàn và ít gây ra tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Bên cạnh đó, công thức điều trị của thuốc điều trị bằng Đông y hoàn toàn tự nhiên, bằng những loại cây thuốc kiếm được trong tự nhiên. Những loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng và phục hồi các bộ phận bị tổn thương do bệnh tiểu đường, có thể giúp cơ thể đào thải nhưng loại độc tố gây hại cho cơ thể.

- Nhược điểm: Liệu pháp Đông y không tránh khỏi việc lựa chọn những loại thảo dược có độc tố dễ khiến thận bị tổn thương khi quá trình đào thải diễn ra liên tục.

Thuốc Đông y có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường không?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, vì thế, hiện nay chưa có một chứng minh nào thừa nhận bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay có tác dụng kiểm soát đường huyết, giúp người bệnh trì hoãn được sự phát triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện những biện pháp như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, tập thể dục… để có thể kiểm soát được bệnh hiệu quả mà không cần phải phụ thuộc vào thuốc và liệu pháp trị liệu khác. Tuy nhiên, để việc kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn, bạn cũng nên cân nhắc kết hợp với một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hoặc một số loại thảo dược thiên nhiên. Dưới đây là một số gợi ý những loại thảo dược làm thuốc Đông y dành cho bạn.

Thảo được làm thuốc Đông Y điều trị bệnh tiểu đường

thuoc-dong-y-chua-khoi-benh-tieu-duong-3

- Nhân sâm: Các nghiên cứu dược lý đã chỉ ra rằng nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết đối với chó bình thường và chó bị tiểu đường bằng alloxan, và có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng trên chuột mắc bệnh tiểu đường bằng alloxan. Tổng saponin của nhân sâm có thể ức chế đáng kể tình trạng tăng đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu đường bằng alloxan, và tác dụng có thể được duy trì trong 1 đến 2 tuần sau khi ngừng thuốc. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng nhân sâm trong điều trị bệnh tiểu đường không chỉ có thể cải thiện các triệu chứng chung như mệt mỏi, khát nước, suy nhược,… mà còn làm giảm lượng đường trong máu và lượng đường trong nước tiểu.

- Cỏ cà ri: Cỏ cà ri, một loại gia vị khác và là vị thuốc truyền thống lâu đời cho bệnh tiểu đường, đã chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm trên động vật và con người. Trong một nghiên cứu gần đây trên 60 người mắc bệnh tiểu đường Loại 2, việc thêm hạt cỏ cà ri vào chế độ ăn uống của họ đã được phát hiện có tác dụng đáng kể trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

- Nha đam: Một số nghiên cứu cho thấy nước ép từ cây lô hội có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Nhựa khô của cây nha đam theo truyền thống được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường ở Trung Đông.

- Mướp đắng: Là một yếu tố quan trọng của y học cổ truyền, mướp đắng được cho là có tác dụng làm dịu cơn khát và mệt mỏi, hai triệu chứng có thể có của bệnh tiểu đường Loại 2. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ mướp đắng có thể làm giảm lượng đường trong máu.

- Húng quế: Loại thảo mộc này thường được sử dụng ở nước ta như một loại thuốc truyền thống cho bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy húng quế có thể làm tăng tiết insulin. Một thử nghiệm có đối chứng về rau húng quế ở những người mắc bệnh tiểu đường Loại 2 cách đây vài năm cho thấy tác dụng tích cực đối với lượng đường trong máu cả lúc đói và sau bữa ăn.

- Hoàng liên: Theo các báo cáo lâm sàng, berberine có nhiều trong cây Hoàng liên có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu trong điều trị bệnh tiểu đường. Thực nghiệm cho thấy cơ chế hạ đường huyết của berberin không ảnh hưởng đến sự bài tiết và giải phóng insulin, cũng như số lượng và ái lực của các thụ thể insulin trong tế bào gan, nhưng tạo ra tác dụng hạ đường huyết bằng cách ức chế tạo glucone và thúc đẩy quá trình đường phân.

- Cây mã đề: Mã đề là một loại cây trong vườn nhà, bên ven đường quen thuộc đối với người Việt Nam. Trong y học cổ truyền, cây mã đề có nhiều tác dụng đối với cơ thể như: kháng viêm, lợi tiểu. Đối với bệnh nhân tiểu đường, cây mã đề còn có tác dụng ngăn ngừa tăng đường huyết, huyết áp và chống gan nhiễm mỡ.

- Sắn dây: Các flavonoid chiết xuất từ sắn dây có thể làm tăng lưu lượng máu não và mạch vành, giảm sức cản thành mạch và có tác dụng hạ huyết áp. Sắn dây có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu của người mắc bệnh tiểu đường và tác dụng hạ đường huyết kéo dài.

- Củ nghệ: Một hợp chất được tìm thấy trong củ nghệ gia vị, curcumin đã được chứng minh là vừa tăng cường kiểm soát lượng đường trong máu vừa giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường. Trong một nghiên cứu kéo dài 9 tháng trên 240 người lớn bị tiền tiểu đường, những người dùng viên nang curcumin không kê đơn đã tránh được bệnh tiểu đường phát triển, trong khi 1/6 bệnh nhân trong nhóm dùng giả dược.

Cho đến bây giờ, việc chữa trị khỏi bệnh tiểu đường là một thách thức đối với y học cổ truyền cũng như y học hiện đại. Vì vậy, để đảm bảo có một cuộc sống khỏe mạnh với đường huyết ổn định, bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và biết chọn lọc những loại thuốc trị tiểu đường tốt nhất để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

5 | ★ 117
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol