Thuốc điều trị tiểu đường type 1 không an toàn như bạn nghĩ

 

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường type 1 thường mắc phải ở trẻ em và trẻ vị thành niên, đây là căn bệnh mạn tính, bệnh phát triển lâu dài và các biến chứng diễn ra trên các cơ quan khác nhau như: đáy mắt, thận và thần kinh và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trước kia chưa có insulin, bệnh nhân tiểu đường type 1 cầm chắc cái chết sau khoảng 2 năm chẩn đoán bệnh. Sau này insulin là loại thuốc điều trị tiểu đường type 1 được áp dụng phổ biến hiện nay, đã giúp người bệnh duy trì được lượng đường huyết bình thường, song song với việc điều chỉnh lối sống.

Việc kết hợp này, gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh và người chăm sóc như thế nào?

(Hình ảnh minh họa)

Mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn!

Đầu tiên bệnh nhân tiểu đường type 1 được chỉnh định điều chỉnh lối sống để duy trì đường huyết:

Vậy, các điều gì gặp phải khi thực hiện các điều chỉnh thói quen cũ đối với bệnh nhân trẻ em?

Có một sự thật phũ phàng, đa số bệnh nhân mắc tiểu đường đều khó hoặc rất khó để duy trì một chế độ ăn uống khoa học.

1/ Chế độ ăn: Con người khó tránh thèm thuồng các món ăn khoái khẩu, vậy nên, khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ, bạn cần chú ý đến các món ăn phù hợp và hữu ích, giúp trẻ ăn uống ngon miệng.

Đồng thời phải đảm bảo đủ lượng calo cần thiết cho mọi hoạt động vui chơi học tập của trẻ, cũng như sự phát triển về thể chất và trí tuệ cho trẻ.

Cần chia bữa ăn phối hợp với liều tiêm insulin:

• Bữa sáng: Ăn sau tiêm insulin 30 phút.

• Bữa phụ sáng: Ăn sau 3 giờ sau tiêm mũi thứ nhất.

• Bữa trưa: Ăn sau 5 giờ tiêm mũi thứ nhất.

• Bữa phụ xế chiều: Ăn sau 7 – 8 giờ tiêm mũi thứ nhất.

• Bữa chiều: Ăn sau mũi tiêm thứ hai 60 – 90 phút.

• Bữa phụ trước lúc đi ngủ sau mũi tiêm buổi tối 3 giờ, nên dùng thức ăn có hàm lượng protein cao và lượng đường thấp.

2/ Chế độ luyện tập:

Lưu ý trong quá trình luyện tập đối với bệnh nhân tiểu đường type 1, ngoài các lợi ích của luyện tập như tăng sức đề kháng, tiêu hao nặng lượng và mỡ dư thừa, tăng độ dẻo dai, cải thiện độ nhạy của insulin; phụ huynh cần phải chú trọng cân bằng mức năng lượng tiêu hao với nguồn năng lượng dự trữ, để đảm bảo thể lực cho trẻ trong quá trình luyện tập; cần phải bổ sung ngay khi thiếu.

• Nên chọn các bài tập thể thao nhẹ nhàng, tùy theo sở thích và cơ địa của trẻ.

• Luôn phải theo dõi mức độ kiểm soát glucose máu trước và sau luyện tập.

• Luyện tập có thể làm tăng lưu lượng tuần hoàn máu, sẽ làm tăng nồng độ insulin sau quá trình luyện tập của trẻ, dẫn đến tăng sử dụng glucose, nếu thiếu lượng glucose bổ sung vào có thể gây hạ đường huyết. Ngược lại, trường hợp thiếu insulin, có thể gây tăng đường huyết, tăng thể ceton máu, tăng nguy cơ nhiễm toan ceton.

Chính vì vậy, phương pháp luyện tập cũng được xem như một phương thuốc điều trị tiểu đường type 1, không thể lơ là, cần phải có tham vấn kỹ từ chuyên gia đái tháo đường.

Thuốc điều trị tiểu đường type 1 – bắt buộc phải tiêm insulin

(Mục tiêu của tiêm insulin đó là ổn định đường huyết)

Mục đích điều trị cần đạt được khi áp dụng điều trị:

• Glucose huyết tương trước ăn từ 4 – 7mmol/l.

• Glucose huyết tương sau ăn từ 5 – lOmmol.

• HbA1c < 6.5%.

Insulin có 4 đặc tính quan trọng sau:

• Thời gian tác dụng (nhanh, tương đối nhanh, tác dụng trung gian, tác dụng kéo dài)

• Độ tinh khiết

• Nồng độ

• Nguồn gốc

Loại insulin càng tinh khiết bao nhiêu thì các tác dụng phụ gặp phải trong quá trình điều trị càng giảm bấy nhiêu.

Phụ huynh khi áp dụng điều trị tiểu đường type 1 bằng insulin cho trẻ cần phải đảm bảo nguyên tắc:

• Ngăn chặn tăng đường huyết và giữ ở mức gần như nồng độ sinh lý bình thường

• Tìm hiểu về các phản ứng phụ có thể gặp phải trong quá trình tiêm

• Kiểm soát hạ đường máu.

Liều điều trị và thời gian tiêm cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa, tránh tự ý tăng liều hay bỏ liều điều trị mà chưa có sự đồng ý của bác sỹ.

Trong trường hợp tiêm insulin và duy trì điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập, mà lượng đường huyết vẫn bị dao động, thì cần phải xem xét các vấn đề sau:


• Chế độ luyện tập không phù hợp hoặc quên điều chỉnh thuốc

• Chế độ ăn không điều độ, quên ăn bữa phụ, hoặc ăn quá no trong bữa hoặc ăn ít hơn.

• Bữa chính không đúng giờ (lúc sớm, lúc muộn), hoặc loại insulin phân bổ không phù hợp với các bữa ăn

• Trẻ bị căng thẳng về tâm lý

• Sử dụng các loại chất kích thích có ảnh hưởng đến đường trong máu

• Mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính

• Cách tiêm sai và không đúng vị trí tiêm làm giảm khả năng hấp thụ insulin.

• Kiểm tra đường huyết không đúng cách.

Chế độ ăn uống + luyện tập + thuốc điều trị tiểu đường type 1 bằng tiêm insulin luôn có sự tương trợ qua lại, bạn cần phải hiểu rõ và tuân thủ đúng, thì mới đạt được kết quả cao và an toàn cho trẻ.

Kết luận, thuốc điều trị tiểu đường type 1 bằng tiêm insulin đã cứu được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường type 1, nhưng nếu lạm dụng hoặc tuân thủ không đúng cách thì rất nguy hiểm, có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Cách tốt nhất để an toàn, đó chính là chủ động phòng ngừa bệnh tật ngay từ bây giờ, phải không bạn?

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 494
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol