Thuốc điều trị tiểu đường biến chứng – sẽ nghiêm trọng hơn NẾU…

 

Bạn thân mến!

Những gánh nặng bệnh tật và nguy cơ tử vọng cao đối với người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) rất đáng kể, do tăng cao các biến chứng nghiêm trọng trên hệ tim mạch và thận. Do đó, việc điều chỉnh lối sống và thuốc điều trị tiểu đường biến chứng thích hợp với bệnh nhân là điều cần thiết.

Biến chứng tiểu đường trở nên nghiêm trọng, khi bệnh nhân không duy trì được lượng đường huyết lý tưởng hàng ngày, đây là mục tiêu của tất cả các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường biến chứng.

(Tăng đường huyết là tác nhân gây nên biến chứng tiểu đường)

Điều chúng tôi muốn đề cập ở đây, chính là việc kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường chủ động, chứ sẽ không đề cập nhiều đến các phác đồ điều trị tiểu đường bằng thuốc Tây hiện nay.

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Chúng tôi đi theo hướng điều trị phục hồi và tầm soát bệnh ngay từ giai đoạn đầu, nên thuốc điều trị tiểu đường biến chứng cũng đi theo hướng này

Cơ chế điều trị của Tây y và Đông y không giống nhau, điều này, đã được chúng tôi đề cập rất nhiều ở những bài viết trước trên trang web này, bạn có thể tham khảo thêm.

Tuy khác nhau, nhưng trong từng giai đoạn và trường hợp cụ thể, hai phương pháp này có một vai trò và lợi thế nhất định, nhưng nếu định hướng điều trị lâu dài, thì cần phải lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp theo Đông y.

Biến chứng của bệnh tiểu đường có sức công phá trên toàn diện cơ thể bệnh nhân từ trong ra từ ngoài vào:

a. Biến chứng cấp tính:
Hôn mê do tăng đường huyết:

+ Hôn mê do nhiễm toan ở bệnh nhân mắc tiểu đường type 1

+ Hôn mê do tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2, do tâm lý và chế độ ăn uống không cân bằng, hoặc do các loại thuốc, làm tăng đột ngột đường huyết.

• Hạ đường huyết: Thường xảy ra khi lượng đường máu thấp hơn 65 mg/dl. Các triệu chứng có thể gặp phải như mệt mỏi, uể oải, vã mồ hôi, run, lo âu, mờ mắt, nhức đầu, cáu kỉnh. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, co giật và có thể dẫn đến tử vong.

b. Biến chứng mạn tính:

+ Biến chứng tim mạch: Lượng đường tăng cao trong máu khiến tắc nghẽn mạch máu, gây các bệnh lý về tim mạch như mạch vành, nhồi máu cơ tim,…

+ Suy thận: Lượng đường huyết tăng cao làm rối loạn chức năng lọc của thận và bài tiết qua nước tiểu. Bệnh nặng dần lên có thể dẫn đến suy thận và hủy hoại chức năng của thận.

+ Bệnh về mắt: Các mạch máu nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn gây tổn thương mắt, tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, mù lòa,… tất cả đều do lượng đường trong máu tăng cao.

+ Bệnh thần kinh: Làm tổn thương mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh, nên các dây thần kinh không nhân đủ dinh dưỡng và oxy, từ đó dẫn đến yếu cơ, tê bì chân tay, mất cảm giác đau nhất là vùng bàn chân.

+ Lâu lành vết thương: Lượng đường trong máu cao làm cản trở lưu thông máu do mạch máu bị hẹp lại, dẫn đến vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng trên diện rộng, hoại tử và phải cắt cụt chi.

Chúng ta không thể từ chối biến chứng của tiểu đường xâm nhập vào cơ thể, chỉ có thể ngăn chặn chúng bằng mọi cách từ lối sống hoặc từ thuốc điều trị tiểu đường biến chứng thích hợp.

Các biến chứng trên, đều do nguyên nhân đường huyết tăng cao, nên thuốc điều trị tiểu đường biến chứng phải giải quyết ổn định vấn đề này

Lối sống cũng là liều thuốc trị bệnh tiểu đường biến chứng hiệu quả

Xác định hướng điều trị phục hồi chủ động, tương ứng với phác đồ điều trị dựa trên nguyên tắc này, chúng tôi kết hợp bằng điều chỉnh lối sống với thuốc điều trị.

Cụ thể như sau:

1. Điều chỉnh lối sống:

a. Luyện tập thể lực:

Loại hình thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ tổng cộng 150 phút/ tuần (hoặc 30 phút/ ngày), cần tập luyện liên tục ít nhất 5 ngày/ tuần, kết hợp tập kháng lực (kéo dây, nâng tạ) 2 -3 lần/ tuần. Người già đau khớp nên tập khoảng 10-15 phút sau bữa ăn.

Trước khi luyện tập nên kiểm tra các biến chứng về tim mạch, thần kinh, huyết áp, biến dạng bàn chân.

b. Dinh dưỡng:

• Cân đối chế độ dinh dưỡng trong ngày gồm các thành phần như glucide, lipid, protid, rau củ và trái cây giàu chất xơ.

• Bệnh nhân béo phì cần giảm cân.

• Nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm chứa carbohydrate hấp thu chậm có nhiều chất xơ.

• Lượng đạm duy trì từ 1-1,5gr/ kg/ ngày

• Sử dụng loại dầu thực vật, bơ

• Giảm muối khoảng 6g/ ngày

• Uống nước khoảng 6 -8 cốc/ ngày

• Ngưng hẳn hút thuốc lá

• Uống bia cho phép: Một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.

c. Tinh thần lạc quan: Luôn duy trì một tinh thần lạc quan và kiên trì với liệu pháp điều trị, quyết tâm chiến thắng bệnh tật.

2. Áp dụng thuốc điều trị tiểu đường biến chứng phục hồi

Phục hồi tụy chính là mục tiêu điều trị để giúp ổn định đường huyết lâu dài.

Chúng tôi đề xuất cho bạn, nên áp dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, vì thảo dược luôn an toàn, không tác dụng phụ và sẽ giúp phục hồi từ bên trong, tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.

Kết luận, cần kết hợp thuốc điều trị tiểu đường biến chứng với lối sống lành mạnh, luyện tập thể lực, là hướng điều trị phục hồi và đạt hiệu quả cao.

Bấm vào tại đây xem  >>> Bí quyết phòng ngừa biến chứng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta cùng nhau chủ động bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân, bằng phương pháp phòng ngừa bệnh chủ động, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 116
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol