Thực phẩm chữa bệnh tiểu đường - Tại sao nên chọn theo sở thích?

 

Bạn thân mến!

Thực phẩm là “kẻ thù” gây ra bệnh tật – khi con người quá lạm dụng. Nhưng thực phẩm lại nuôi dưỡng sức khỏe, bồi bổ, bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Nếu vì sở thích mà ăn uống vô độ thì không nên, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Nhưng nếu ăn những thứ khiến chúng ta thấy không ngon miệng, thì tinh thần sẽ khó “thăng hoa”.

Đối với bệnh nhân tiểu đường cũng vậy, thực phẩm chữa bệnh tiểu đường là mấu chốt. Nên phải lựa chọn thực phẩm như thế nào mới đúng, an toàn, và hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh và duy trì các chỉ số luôn ở mức an toàn.

Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số lợi ích của từng nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

(Ảnh minh họa cho khẩu phần ăn lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Nguồn từ internet)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Vai trò thực phẩm với chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Thực phẩm lành mạnh, phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và biến chứng bệnh tiểu đường.

Đồng thời, thực phẩm còn đóng vai trò bổ sung nguồn dưỡng chất cần thiết cho mọi hoạt động trong cơ thể con người; gia tăng khả năng miễn dịch; giúp bồi bổ sức khỏe, duy trì một cơ thể khỏe mạnh dẻo dai, chủ động chống lại được bệnh tật.

Phương pháp thực dưỡng đã được cả thế giới công nhận, với cách ăn uống đúng, cùng với thực phẩm lành mạnh sẽ có tác động tuyệt vời trong việc phục hồi cơ thể, đào thải độc tố, chống lại được mầm bệnh phát sinh.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, lựa chọn đúng thực phẩm chữa bệnh tiểu đường không phải đơn thuần như những người nội trợ thường làm, mà cần có kiến thức về căn bệnh, từ đó lựa chọn đúng thực phẩm tốt và an toàn nhất.

Tìm hiểu về tác dụng điều trị của từng loại thực phẩm chữa bệnh tiểu đường đem lại, bạn nên biết khi áp dụng tại nhà:

Mỗi loại thực phẩm có một giá trị dinh dưỡng riêng. Khi biết cách lựa chọn loại thực phẩm tốt, bệnh tiểu đường có thể được kiểm soát tốt nhất. Sau đây là các nhóm thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần biết rõ lợi ích đem lại:

1. Trái cây cho bệnh nhân tiểu đường:

Trái cây ít ngọt, giàu chất xơ, chứa nhiều nước và thành phần chống oxy hóa, với chỉ số GI thấp, giúp bổ sung nhiều sinh tố tự nhiên cho cơ thể người bệnh.

Có thể điểm qua các loại trái cây tốt cho bệnh nhân tiểu đường như quả mâm xôi, việt quất, cherry, đào, mơ, táo, cam, lê, kiwi, ổi, xoài, bưởi,…. Bệnh nhân nên ăn trực tiếp khi trái còn tươi. Tránh tuyệt đối dùng nước ép, trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, vì có hàm lượng cao, có thể làm tăng đường huyết đột ngột.

2. Các loại rau củ giàu chất xơ là thực phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết tuyệt vời

Khẩu phần rau xanh mỗi bữa được ước tính khoảng ½ dĩa cơm (phần ăn). Chất xơ trong rau xanh giúp giảm lượng carb và chất béo bão hòa từ các loại thực phẩm khác, hoặc đã tích tụ trong cơ thể.

Các loại rau thường có chỉ số GI và hàm lượng carbohydrate thấp, cho nên, bệnh nhân có thể ăn nhiều hơn cũng không vấn đề gì. Bạn có thể lựa chọn các loại rau như súp lơ, bí ngô, dưa chuột, bắp cải, rau dền, măng tây, cà rốt, đậu que, hành tỏi,

(Ảnh minh họa các loại rau củ quả gàu chất xơ rất tốt cho điều trị tiểu đường)

3. Ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, gạo mầm, hạt kê, bánh mỳ đen, yến mạch,…là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ duy trì đường huyết, huyết áp, cholesterol xấu trong máu hiệu quả.

4. Các loại thịt nạc đã lọc bỏ da, mỡ

Các loại thịt nạc chứa nhiều protein và ít chất béo bão hòa. Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn các loại thịt nạc để làm giảm lượng cholesterol xấu và ngăn ngừa các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường.

5. Các loại hạt:

Các loại hạt như óc chó, macca, hạnh nhân, hồ đào, hạt điều, lạc,…có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Nếu được bổ sung thường xuyên các loại hạt này, có thể ngăn chặn được bệnh tiểu đường phát triển.

Các loại hạt chứa nhiều chất béo có lợi, có chỉ số GI thấp, nhiều axit amin – Arginine giúp tăng độ nhạy của insulin, giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, và các loại vitamin khác.

6. Các loại cá béo giàu Omega-3:

Các loại cá béo như cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm,… mỗi tuần nên cung cấp từ 3-4 bữa sẽ rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nhờ trong các loại cá này rất giàu axit béo Omega-3, tốt cho tim mạch, hỗ trợ duy trì cân nặng, giảm cholesterol xấu trong máu,….

Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm chữa bệnh tiểu đường

(Ảnh minh họa từ internet)

Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn hàng ngày của mình, người bệnh không nên thiên lệch loại món ăn nào. Mà cần phải ăn đa dạng thực phẩm, nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, vẫn dựa trên những món ăn, món thực phẩm mình yêu thích, ăn thấy ngon miệng, để tạo cảm giác thoải mái khi ăn, chớ ăn món mình không hợp sinh ra tâm chán nản, trong quá trình duy trì thực đơn hàng ngày, vốn đã nhiều khắt khe.

Một bữa ăn cần đủ 4 loại thành phần dinh dưỡng: Chất đạm (glucide), béo (lipid), đường tinh bột (carbohydrate), vitamin và khoáng chất (rau củ quả, trái cây).

Nếu thiếu các dưỡng chất này từ thực phẩm, thì cần phải bổ sung bằng cách khác như uống thêm viên uống đa vitamin, tốt nhất là duy trì đều đặn mỗi ngày để các chỉ số cơ thể luôn được ổn định.

Kết luận, thực phẩm chữa bệnh tiểu đường rất quan trọng cho quá trình điều trị tại nhà của bệnh nhân, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và các biến chứng mạn tính.

Ban tham khảo thêm một số loại thảo dược an toàn mà chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả cho trên 5000 bệnh nhân tiểu đường type 2 trong suốt hơn 5 năm qua nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Ăn uống đúng, thực phẩm đúng sẽ giúp kiểm soát bệnh tật hiệu quả và chủ động.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 182
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol