Thực phẩm kích hoạt cơn đau bệnh gút – Biết để tránh xa
Bạn đọc thân mến!
Bệnh gút là một tình trạng đau đớn ảnh hưởng đến nhiều người dân Việt Nam trong suốt cuộc đời của họ. Các cơn đau của bệnh gút được cho là sẽ tự khỏi sau 1 ngày hoặc 1 vài tuần, nhưng nó có thể kéo dài trong nhiều năm bằng cách tái đi tái lại. Các cuộc tấn công bệnh gút kéo dài khoảng một tuần và phần lớn những người mắc phải trải qua nhiều cuộc tấn công mỗi năm.
Bệnh gút không được điều trị có thể gây ra các nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Bệnh gút mãn tính cũng có thể gây sỏi thận.
Mặc dầu Các triệu chứng của một cuộc tấn công bệnh gút có thể được kiểm soát thông qua các thuốc chống viêm không steroid và các loại thuốc khác. Nhưng Việc ngăn chặn các cuộc tấn công bệnh gút lại nằm trong chế độ ăn uống của người bệnh. Có một số thực phẩm được cho là có thể kích hoạt một cuộc tấn công bệnh gút.
Dưới đây là 10 loại Thực phẩm kích hoạt cơn đau bệnh gút. Hãy xem đó là những loại nào và tránh những thứ này hoặc dùng chúng trong chừng mực để giữ cho bệnh gút của bạn không bị ảnh hưởng.
1. Cá chứa nhiều purine
Nếu bạn bị các cơn gút tấn công, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm chứa nhiều purine. Mức độ purine vừa phải trong chế độ ăn uống của bạn có thể không ảnh hưởng đến bệnh gút, nhưng khi bạn sử dụng những loại thực phẩm chứa mức độ cao, chúng có thể gây ra ảnh hưởng khá cao.
Cá có hàm lượng purine cao bao gồm cá trích, cá mòi, cá chép, cá hồi, cá ngừ và cá cơm. Tuy những loại thực phẩm này chứa hàm lượng cao PURINE nhưng không phải như vậy mà bạn lại loại bỏ hoàn toàn nó ra khỏi thực đơn của bạn. Ăn một lượng nhỏ những thực phẩm này sẽ không tạo ra một cuộc tấn công cấp tính, hãy cân nhắc trước khi đua chúng vào thực đơn của bệnh nhân tiểu đường.
2. Rượu - Thực phẩm kích hoạt cơn đau bệnh gút phổ biến
Uống rượu là một trong những tác nhân lớn nhất của các cơn gút đau đớn ở người bệnh.
Một nghiên cứu đã theo dõi 47.000 người đàn ông trong 12 năm và thấy rằng 2% trong số họ bị bệnh gút. Những người có nhiều rượu trong chế độ ăn uống của họ có nguy cơ cao hơn nhiều. Một khẩu phần bia mỗi ngày có thể tăng nguy cơ lên 50%. Bia nói riêng có hàm lượng purine cao, điều này có thể hiểu được vì sao nó là một loại thực phẩm bạn cần tránh.
Bên cạnh bia, một số đồ uống có cồn khác bạn cần tránh bao gồm rượu mạnh và rượu vang.
3. Caffeine
Caffeine là một chất lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể làm giảm nước trong cơ thể bạn. Điều này là nguy hiểm nếu bạn bị bệnh gút khi bạn thường xuyên đi tiểu.
Các tinh thể axit uric tự do và tách rời trong máu của bạn, chúng là những tinh thể nhưng nếu bạn bị mất nước, chúng có thể kết tinh tại khớp của bạn, lắng đọng và gây ra những cơn đau đớn. Uống quá nhiều cà phê có thể khiến cơ thể bạn bị mất nước. Uống một tách cà phê mỗi ngày là hoàn toàn tốt, nhưng tránh xa nhiều cốc cùng một lúc.
4. Soda – một loại Thực phẩm kích hoạt cơn đau bệnh gút bạn cần tránh
Uống soda rất nguy hiểm nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh gút. Nhiều loại soda được làm ngọt bằng fructose. Các nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh gút tăng lên trong những thập kỷ qua có liên quan đến việc tăng tiêu thụ soda.
Đồ uống soda phổ biến cũng có chứa caffein, điều này có thể làm tăng thêm nguy cơ bạn bị cơn gút tấn công. Chất caffeine có thể gây mất nước vì đây là thuốc lợi tiểu. Điều này có thể khiến axit uric trong cơ thể bạn kết tinh, gây ra cơn gút.
5. Nước ép trái cây
Như chúng ta đều biết, trái cây là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, do đó thật khó để coi chúng là yếu tố gây ra các cơn đau do bệnh gút.
Nước ép trái cây có chứa một lượng đường fructose tự nhiên và nhân tạo. Ăn trái cây là tốt vì chất xơ hòa tan hạn chế sự giải phóng đường. Tuy nhiên, có một số loại nước ép trái cây có thể gây ảnh hưởng tới các cơn bùng phát của bệnh gút do hàm lượng fructose cao. Nước ép cam là một loại được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bệnh nhân gút nên hạn chế.
6. Thịt bò
Thịt bò là một trong những thực phẩm toàn phần cao nhất với một lượng lớn purine chứa trong nó. Thịt bò cũng có nhiều chất béo, và điều này cosnghiax nó có thể gây ra một cuộc tấn công từ bệnh gút. Các loại thực phẩm thịt đỏ khác như thịt cừu và thịt lợn cũng chứa hàm lượng purine cao. Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn chế độ ăn kiêng của những sản phẩm này, nhưng ăn chúng trong chừng mực và vừa phải để tránh tối đa các ảnh hưởng của bệnh.
7. Nội tạng động vật
Các cơ quan động vật thường có hàm lượng purine rất cao, đặc biệt là gan, tim, phổi và lá lách của động vật, chúng có thể gây ra bệnh gút. Gan bê là một loại nội tạng chứa cao nhất lượng purine, với 460 mg purine mỗi khẩu phần. Thịt đỏ không phải nội tạng cũng có thể chứa nhiều purin.
Hãy tránh xa các loại thực phẩm này nếu như bạn không muốn gánh chịu những đau đớn từ cơn bùng phát của bệnh gút.
8. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ chứa một lượng purine vừa phải, nhưng tiêu thụ thường xuyên có thể đẩy cơ thể bạn gặp phải nguy cơ cơn gút bùng phát rất cao. Động vật có vỏ chứa nhiều purine bao gồm tôm hùm, sò điệp, trai và cua.
9. Thực phẩm chiên
Thực phẩm béo có thể kích hoạt cơn đau gút đau đớn, vì vậy thực phẩm chiên là những thứ cần tránh. Nó đã được chứng minh rằng những người có chỉ số khối cơ thể cao hơn có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Thực phẩm chiên không chỉ có thể kích hoạt một cuộc tấn công, chúng có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh gút mãn tính.
Tránh xa thực phẩm chiên như khoai tây chiên, cá viên chiên,… và bạn cũng cần phải tránh cả thực phẩm đóng gói sẵn.
Trên đây là những Thực phẩm kích hoạt cơn đau bệnh gút bạn cần tránh. Tránh không phải bạn hoàn toàn cắt nó ra khỏi thực phẩm của bạn, tránh ở đây là bạn nên hạn chế ở mức tối thiểu với một số loại thực phẩm cho phép. Do đó, để biết việc sử dụng nó, hàm lượng sử dụng ra sao, POCACO khuyên bạn đọc hãy tham khảo bác sĩ của mình để có được một thực đơn an toàn đối với bệnh nhân gút.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe!