Thể dục chữa bệnh tiểu đường không đơn giản chỉ là tập đều đặn
Bạn thân mến!
Bạn có biết, tập thể dục chữa bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là tập đều đặn hàng ngày mà cần phải tập đúng nữa, như vậy mới giúp duy trì chỉ số đường huyết ổn định.
Thêm nữa, mỗi đối tượng, lứa tuổi, thể trạng, biến chứng đi kèm,… sẽ có bài tập thể dục khác nhau, bệnh nhân cần lưu ý.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu tập thể dục để chữa bệnh tiểu đường như thế nào mới đạt hiệu quả?
(Cần luyện tập bài thể dục phù hợp với thể trạng)
Nội dung
Các bài tập thể dục chữa bệnh tiểu đường phải phù hợp cho mỗi bệnh nhân
6 bài tập sau đây, để bạn lựa chọn theo đúng thể trạng và biến chứng bệnh của mình nhé!
1. Đi bộ:
Với sải bước nhẹ nhàng, uyển chuyển giúp người bệnh vừa tập thể dục, vừa thư giãn trong suốt quá trình đi bộ. Bạn nên đi tập ở công viên, những nơi có không khí trong lành và yên tĩnh nhé!
2. Tai chi:
Phương pháp tập thể dục này gần tương tự với dưỡng sinh. Có tác dụng phối hợp toàn thân bằng các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi. Giúp người bệnh thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh, hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng do tiểu đường như tim mạch, mạch máu, thần kinh,…
3. Tập thể hình:
Sử dụng một số dụng cụ nhẹ nhàng trong phòng tập hoặc tại nhà giúp tăng cường cơ bắp, dẻo dai cho cơ thể.
4. Bơi lội:
Đây là bài tập thể dục phối hợp toàn thân hiệu quả, không gây áp lực lên các khớp xương. Thích hợp cho bệnh nhân có biến chứng xương khớp, hoặc có sở thích bơi lội.
5. Đạp xe đạp:
Đây là bài tập phối hợp toàn thân, giúp tăng sức dẻo dài và tăng đề kháng cho cơ thể hiệu quả. Bạn có thể đạp xe đạp trong phòng tập hoặc ở ngoài đều rất tốt, giúp giải tỏa những căng thẳng do bệnh tật.
6. Yoga:
Những bài tập yoga phù hợp sẽ giúp người bệnh tăng kích thích insulin, tăng độ nhạy của insulin cho quá trình chuyển hóa các chất, và ngăn chặn các biến chứng, hỗ trợ duy trì chỉ số đường huyết lý tưởng.
Các bài thể dục hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường trên đây, bạn nên áp dụng tối đa khoảng 30 – 45 phút trong ngày. Hoặc có thể chia nhỏ ra trong ngày, mỗi lần 10 – 15 phút.
Theo dõi đường huyết, huyết áp khi áp dụng các bài tập thể dục hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường
Bạn cần lưu ý, không chỉ chú trọng trong duy trì đường huyết lúc đói hay no. Bạn cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết, huyết áp, nhịp tim trong và sau quá trình luyện tập thể dục thể thao hay vận động.
Sở dĩ như vậy là vì, trong quá trình luyện tập, cơ thể người bệnh tiết ra mồ hôi, lượng đường sẽ có xu hướng hạ, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bài tập và thời gian luyện tập.
Trước khi tập thể dục bạn phải kiểm tra đường huyết và huyết áp. Trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, cần dừng lại, kiểm tra mức đường huyết và huyết áp. Nếu có dấu hiệu hạ đường huyết và huyết áp, thì cần phải bổ sung ngay.
Cách xác định như sau:
Đường dự trữ an toàn phải cao tương ứng với mức: 6.0mmol/l + 2.0mmol/l (tương đương với 2 thìa nhỏ mật ong). Khi cơ thể vận động nhiều sẽ làm hạ thấp đường huyết xuống trở lại 6.0mmol/l lọt vào tiêu chuẩn.
Khi thiếu cần bổ sung:
Cứ 1 thìa cà phê đường cát vàng pha với 1 ly nước nóng ấm – tương ứng chỉ số đường huyết tăng lên 10mg/dL.
Vì nếu để đường huyết và huyết áp hạ đột ngột mà không có biện pháp đưa về chỉ số ổn định, tính mạng bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.
Ở tiểu đường type 1, phụ huynh cần quan tâm đặc biệt trong suốt quá trình luyện tập các bài thể dục chữa bệnh tiểu đường cho trẻ
(Luôn kiểm soát tốt đường huyết cho trẻ trong quá trình luyện tập)
Đối với trẻ em mắc bệnh tiểu đường type 1, trước khi luyện tập, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về bài tập phù hợp và cách theo dõi đường huyết trong suốt quá trình luyện tập. Nhằm kiểm soát tốt nhất các biến chứng đột ngột gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Phụ huynh cần lưu ý các điểm sau, để luôn giữ an toàn cho trẻ khi áp dụng bài luyện tập thể dục chữa bệnh tiểu đường:
• Kiểm tra đường huyết, huyết áp trước và sau khi luyện tập. Cần phải luôn duy trì mức đường huyết là 250mg/dl trước khi tập. Nếu cao hơn mức này, có thể dẫn tới chứng nhiễm axit ceton – làm suy giảm lượng insulin và nguy hiểm đến tính mạng.
• Khởi động 5 phút trước khi tập và thả lỏng 5 phút sau khi tập.
• Uống đủ nước trước và trong khi luyện tập để tránh mất nước.
• Nếu cảm thấy mệt như hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo, nhức đầu,… cần dừng lại đo đường huyết. Nếu thấp hơn tiêu chuẩn cho phép, thì phải kịp thời bổ sung đường để ổn định đường huyết, huyết áp cho trẻ.
• Bạn có thể cho trẻ ăn nhẹ trước và sau khi luyện tập để duy trì đường huyết an toàn.
Vậy nên, áp dụng thể dục chữa bệnh tiểu đường không chỉ tập đều, mà phải tập đúng. Bên cạnh đó, phải luôn kiểm soát được chỉ số đường huyết, huyết áp trước - trong và sau khi luyện tập.
Bạn tham khảo thêm một số thảo dược giúp ổn định đường huyết hiệu quả và an toàn nhé!
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Có hiểu biết rõ ràng về các phương pháp điều trị, bạn sẽ đạt được kết quả cao nhất và an toàn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!