Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường - Tăng độ nhạy của insulin

Bạn thân mến!

Chủ động đối diện với căn bệnh tiểu đường và tìm cách ngăn chặn các biến chứng cấp & mạn tính tự nhiên, chính là cách mà bệnh nhân tiểu đường nên làm đầu tiên kể từ khi chẩn đoán mắc bệnh.

Chúng ta không thể níu kéo quá khứ đã qua, khi cứ ngồi đó mà “giá như…”, “ước gì…”, “ giá mà…” Chi bằng tìm cách để đối phó với căn bệnh, kiểm soát căn bệnh là cách làm khôn ngoan hơn.

Tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là cách giúp bệnh nhân chủ động ổn định đường huyết, huyết áp và phòng tránh biến chứng chủ động.

Bạn có biết tập thể dục thế nào mới đúng, để đạt các chỉ số lý tưởng trong cơ thể chưa?

(Ảnh minh họa. Internet)

Bệnh nhân áp dụng các bài tập thể dục đúng - hỗ trợ hạ đường huyết và huyết áp nhờ tăng tiết mồ hôi khi tập luyện

Mục tiêu của việc luyện tập thể dục hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Cần phải biết rõ, thì mỗi người bệnh sẽ tự tạo động lực cho mình để duy trì chế độ vận động điều độ mỗi ngày, như cơm ăn nước uống, như việc cần thiết phải làm mỗi khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ vậy.

Mục đích duy trì tập thể dục chữa bệnh tiểu đường như sau:

• Luyện tập thể dục thể thao như một biện pháp điều trị;

• Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 luyện tập để tiêu hao năng lượng dư thừa nhằm cân bằng năng lượng, giảm lượng đường, mỡ dư thừa;

• Còn bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, ngoài mục tiêu (như trên) giống bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, còn phải duy trì cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng, năng lượng thiết yếu cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ toàn diện (vì đối tượng mắc bệnh tiểu đường loại 1 đa số ở độ tuổi dưới 20 tuổi);

• Cần lựa chọn bài tập phù hợp theo lứa tuổi và sở thích cá nhân;

• Nên chọn các bài tập giúp vận động toàn thân, gia tăng sự dẻo dai cho cơ thể, tránh hoạt động mạnh và quá sức;

• Đánh giá được tính hiệu quả trong việc cân bằng mức đường huyết với chế độ luyện tập;

• Luyện tập làm tăng độ nhạy cho insulin, giúp insulin hoạt động hiệu quả, hỗ trợ thuận lợi cho quá trình trao đổi chất bên trong;

• Giải tỏa những căng thẳng, lo âu về căn bệnh và cuộc sống, gia đình, giúp người bệnh luôn cảm thấy thoải mái.

Khi tập thể dục hàng ngày bệnh nhân cần phải tập với một tinh thần thư thái và vui tươi nhất

(Thái độ luyện tập thể thao đóng vai trò quyết định hiệu quả điều trị)

Như mục đích của việc luyện tập thể thao nêu trên, việc tập thể dục giúp giải tỏa tâm lý dễ dàng cho bệnh nhân. Vậy nên, bệnh nhân không thể mang theo tâm lý căng thẳng, gượng ép, hay khó chịu khi thực hiện bất cứ bài tập nào hay môn thể thao nào mỗi ngày.

Mà hãy thực hiện chúng với một tâm thái nhẹ nhàng, vui vẻ nhất phù hợp với thời gian, công việc, đời sống, thể trạng của mình, để phương pháp trị liệu bằng vận động hàng ngày này đem lại kết quả vượt trội, cải thiện tốt nhất căn bệnh và cho sức khỏe của người bệnh.

Bạn nên cùng tập luyện với người thân, bạn bè, hay những người bạn đồng cảnh ngộ sẽ dễ dàng tạo động lực cho nhau, giúp đỡ khi cần thiết và cùng trò chuyện trong quá trình luyện tập nghỉ ngơi, sẽ giúp người bệnh không nản trí, lười biếng hay thấy đơn độc.

Các bài tập thể dục chữa bệnh tiểu đường cũng như một cách giúp bệnh nhân thư giãn, nghỉ ngơi vậy thôi, không nên quá căng thẳng hay áp lực.

Tập thể dục phối hợp toàn thân, giúp tăng độ nhạy của insulin và cải thiện cho quá trình trao đổi chất

Các bài tập phối hợp toàn thân như đạp xe đạp, tập yoga, aerobic, dưỡng sinh, đi bộ, khí công, khiêu vũ,…đều là những sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh áp dụng thường ngày.

Để tập đúng và đạt hiệu quả trong điều trị, chọn được bài tập phù hợp với cơ địa, tuổi tác và tình trạng bệnh, bệnh nhân nên được chuyên gia về bộ môn thể thao tư vấn, hướng dẫn và cùng luyện tập trong thời gian ngắn, thành thục rồi mới tự tập ở nhà.

Nhờ phối hợp vận động toàn thân, giúp phá được khí huyết bị ứ trệ, tăng lưu thông khí huyết. Tái tạo tế bào, phục hồi các tổn thương và kích thích gia tăng hoạt động của các cơ quan bên trong, nhất là tuyến tụy trong việc sản sinh insulin cho quá trình hoạt động của các tế bào.

* Lưu ý trong quá trình tập thể dục chữa bệnh tiểu đường:

• Cần theo dõi chỉ số đường huyết, huyết áp trước, trong và sau khi luyện tập, để tránh hạ đường huyết hay huyết áp khi lượng mồ hôi tiết ra và nguồn năng lượng bị tiêu hao đáng kể;

• Bệnh nhân tiểu đường kèm theo biến chứng tim mạch có thể xảy ra cơn tim đập nhanh, thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim, nếu tập quá sức;

• Các bệnh nhân tiểu đường có biến chứng về nhiễm trùng, khớp,… cần chú ý các bài tập, thời gian luyện tập để tránh làm tổn thương thêm sụn khớp đang tổn thương, hoặc gây chấn thương trong lúc luyện tập;

• Cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa về bài tập thể dục phù hợp với thể trạng và cách theo dõi tình trạng bệnh trước và sau khi luyện tập, chuẩn bị các pháp án sơ cứu khẩn cấp.

Kết luận, tập thể dục chữa bệnh tiểu đường là một phương pháp điều trị bệnh chủ động, gia tăng sức đề kháng, sức dẻo dai cho toàn diện cơ thể người bệnh. Giúp tăng kích thích độ nhạy của insulin, phục hồi tổn thương và tái tạo tế bào mới trong cơ thể.
Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 có tác dụng chủ động phục hồi nhanh chóng các cơ quan hư tổn do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường và ngăn chặn biến chứng mạn tính

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Tập thể dục – không thể thiếu cho mọi lứa tuổi và là ‘vitamin’ cho sức khỏe của con người.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 164
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol