Sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường được không? Mật ong thì không!
Bạn thân mến!
Sữa ong chúa có chứa hơn 20 kích thích tố khác nhau có tác dụng bổ sung dưỡng chất toàn diện cho cơ thể con người. Khác với mật ong chứa nhiều đường fructose, sucrose, glucose… chất ngọt hơn đường tinh luyện, nên làm tăng đường huyết đột ngột. Trong khi, sữa ong chúa lại hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả.
Sữa ong chúa – là loại thực phẩm dành riêng nuôi dưỡng ấu trùng chúa, nên “siêu” bổ dưỡng và chứa chất đề kháng cao, xứng với “vị ong chúa tương lai”.
Vậy sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
(Ảnh minh họa từ internet. Sữa ong chúa dạng viên)
Thông tin sau đây giúp bệnh nhân tin tưởng dùng sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường - không sợ tăng đường huyết
Sữa ong chúa có chứa hơn 20 kích thích tố khác nhau như 10-HAD-2 hay còn gọi là decanoic acid, panthothenic acid, cách chất chống lão hóa, các kích thích tố nữ, sắt, kẽm, muối khoáng, các vitamin B3, vitamin H,…
Cơ thể bệnh nhân tiểu đường bị suy nhược do thiếu hụt crom, làm giảm khả năng đề kháng bên trong các tế bào, cũng khiến cho tuyến tụy giảm khả năng sản sinh insulin. Trong khi đó, khoáng chất crom được tìm thấy rất nhiều trong sữa ong chúa, điều này rất có lợi cho sức khỏe, đồng thời điều hòa được việc sản sinh insulin trong cơ thể.
Sữa ong chúa tươi có tác dụng kích thích hoạt động của nang thượng thận, điều hòa lượng kích thích tố trong cơ thể, có thể cân bằng lượng đường trong máu một cách tự nhiên.
Đồng thời, sử dụng ong chúa tươi thường xuyên giúp bệnh nhân giảm hoặc hạn chế tối đa cảm giác thèm ngọt, đường bột nên hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, kiểm soát cân nặng.
Sữa ong chúa biến đổi glucose để chuyển hóa chất béo trong cơ thể - vai trò giống như insulin tự nhiên.
Sữa ong chúa rất an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ thể, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng, cải thiện hoạt động và phục hồi các hư tổn trong cơ thể.
Cách dùng sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường đúng cách như thế nào?
(Ảnh minh họa. Dùng sữa ong chúa giúp hạ đường huyết nhanh chóng)
Theo một nghiên cứu của Khoa Sản thuộc Đại học Justus Liebig, Bệnh viện Giessen và Marburg, Giessen củaĐức đã công bố, sữa ong chúa có thể giảm đáng kể lượng đường trong máu.
Các tình nguyện viên được cho dung nạp glucose bằng đường uống, rồi yêu cầu dùng 20gr sữa ong chúa sau đó. 2 tiếng sau lượng đường trong máu của họ thấp đi rất nhiều. Điều này minh chứng về tác dụng của sữa ong chúa tương tự như insulin có tác dụng điều tiết đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cách dùng sữa ong chúa mỗi ngày với bệnh nhân tiểu đường type 2:
Mỗi ngày nên dùng khoảng 8 – 10g (tương đương với 1 muỗng cà phê) sữa ong chúa nguyên chất, vào buổi sáng trước khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, giúp ổn định đường huyết, duy trì chỉ số an toàn cho bệnh nhân.
Bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường thai kỳ đều thích hợp sử dụng sữa ong chúa để kiểm soát đường huyết tự nhiên. Để có kết quả tốt hơn, bạn nên kết hợp cùng với nhân sâm, vừa giúp tăng cường sức khỏe cùng hỗ trợ điều trị bệnh tốt.
Bạn có thể sử dụng sữa ong chúa tươi hoặc sữa ong chúa dạng viên đều rất tốt.
Bên cạnh dùng sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác
(Ảnh minh họa từ internet)
Bệnh nhân tiểu đường cần có sức khỏe toàn diện, đầy đủ dưỡng chất, nhờ cân bằng chế độ ăn uống khoa học và được duy trì trong thời gian lâu dài. Vừa giúp gia tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời kiểm soát tốt căn bệnh nan y tiểu đường và các biến chứng mạn tính.
Bạn có thể tham khảo một số thực phẩm chúng tôi gợi ý cho bạn:
• Các loài cá béo:
Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm,… sẽ giúp bổ sung lượng omega-3 dồi dào cho bệnh nhân tiểu đường. Nhờ bổ sung đầy đủ lượng chất béo này, sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng do tiểu đường như mỡ máu, thần kinh, tim mạch, mạch máu, tai biến,… giúp phòng và chữa bệnh tiểu đường chủ động. Nhất là người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, gia đình có tiểu sử mắc bệnh, cần bổ sung các loại cá này trong khẩu phần ăn thường xuyên.
• Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa
Các loại rau có màu lá xanh đậm, màu đỏ, vàng, tía,… đều là thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ví dụ như rau bina, ra cải xoăn, rau cải xoong, rau bắp cải, cà tím,…
• Các loại hạt, đậu
Các loại đậu như đậu đen, xanh, đỏ, trắng,… Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, lạc, vừng,.. là những thực phẩm tuyệt vời mà bệnh nhân tiểu đường.
Giúp cung cấp chất xơ dồi dào, chứa tinh bột và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hỗ trợ ổn định đường huyết, huyết áp, tốt cho hệ tim mạch và đường tiêu hóa, và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm khác.
• Các loại trái cây có chỉ số GI thấp, ít ngọt:
Các loại trái cây như lê, táo, khế, ổi, lựu, quả anh đào, việt quất,… đều là những loại quả bạn có thể vô tư sử dụng hàng ngày. Tất cả các loại trái cây đều ăn được kể cả những loại quả ngọt nhiều, nhưng cần chú ý lượng dùng vừa phải và cách xa bữa ăn để tránh tăng đường huyết đột ngột.
Kết luận, dùng sữa ong chúa chữa bệnh tiểu đường là cách bệnh nhân lựa chọn để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng, đồng thời bồi bổ sức khỏe và gia tăng sức đề kháng toàn diện cho cơ thể.
Bạn tham khảo thêm một số thảo dược an toàn giúp hỗ trợ hạ đường huyết nhanh chóng và an toàn không tái phát.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho một sức khỏe toàn diện – là cách điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.