[GIẢI ĐÁP] Sống chung với bệnh tiểu đường loại 1 – Tại sao không?

Bạn thân mến!

Mỗi khi một trong số chúng ta khi phát hiện bản thân mắc phải một bệnh lý nào đó liên quan tới vấn đề sức khỏe, chắc hẳn chúng ta hết sức lo lắng liệu rằng nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta và lúc đó chúng ta phải nhanh chóng tìm hiểu về liệu pháp điều trị an toàn.

Đối với bệnh tiểu đường cũng vậy, khi bạn nhận biết bản thân mình mắc phải căn bệnh phiền toái này, các bản sẽ tự hỏi bản thân mình làm thế nào để hạn chế và sống chung với bệnh tiểu đường.

Hiểu về bệnh tiểu đường loại 1 của bạn là bước đầu tiên để bạn có thể quản lý nó, cảm thấy tốt hơn và sống một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh hơn. Bệnh tiểu đường là một bệnh có thể kiểm soát được nếu như bạn có các công cụ, thông tin và hỗ trợ phù hợp trong vấn đề liên quan tới bệnh lý này.

Hãy cùng POCACO tìm hiểu chi tiết về bệnh tiểu đường loại 1 và làm thế nào để sống chung với bệnh tiểu đường loại 1 trong bài viết sau đây bạn nhé.

Về bệnh tiểu đường loại 1 – Bạn đã hiểu những gì?

song-chung-voi-benh-tieu-duong-loai-1

Cơ thể chúng ta cần 1 lượng insulin để sử dụng đường (glucose) có trong nhiều loại thực phẩm để tạo năng lượng. Khi cơ thể tấn công và phá hủy (tự miễn dịch) các tế bào (Tế bào Beta) tạo ra insulin trong tuyến tụy làm cho nó tạo ra ít hoặc không có insulin. Điều này đã gây ra bệnh tiểu đường loại 1.

Khoảng 10% những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 trong tổng số bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường nói chung. Nó thường gặp nhất ở trẻ em và người trẻ tuổi nhưng cũng có thể xảy ra sau này trong cuộc sống ở độ tuổi lớn hơn.

Người ta không biết nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1 cụ thể như thế nào, nhưng các ý kiến dựa trên thực tế cho thấy một số nguyên nhân như là: bệnh tự miễn, nhiễm virus, yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường.

Triệu chứng bệnh tiểu đường loại 1 là gì?

song-chung-voi-benh-tieu-duong-loai-1

Mặc dù một số người mắc phải bệnh tiểu đường loại 1 không có triệu chứng cụ thể và rõ ràng, hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 1 có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây của tăng đường huyết (đường huyết cao):

* Mờ mắt, giảm độ sắc nét tinh thần

* Khát và đói nhiều

* Luôn cảm thấy mệt mỏi

* Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là tiểu đêm

* Nhiễm trùng da thường xuyên, các vết trầy xước và vết thương chậm lành

* Giảm cân mặc dù luôn có cảm giác thèm ăn (giảm cân không hiểu rõ nguyên nhân)

Trong một số trường hợp, các triệu chứng nghiêm trọng của lượng đường trong máu rất cao có thể phát triển. Chúng bao gồm:

* Nhịp thở nhanh, hơi thở có mùi trái cây (một dấu hiệu của nhiễm toan đái tháo đường)

* Thường có biểu hiện của sự rối loạn ý thức, nói bắp, run rẩy, mất tập trung

* Buồn nôn, nôn, tim đập nhanh

Hãy chắc chắn rằng bạn cần đến bệnh viện để được chăm sóc y tế ngay kịp thời nếu có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào được nêu ở trên.

Hiểu rõ những giải đáp giúp bạn sống chung với bệnh tiểu đường loại 1

song-chung-voi-benh-tieu-duong-loai-1

Liệu rằng bạn sẽ cần insulin cho đến hết cuộc đời?

Đúng vậy. Những người mắc bệnh loại 1 có thể tạo ra một ít insulin trong giai đoạn đầu (thời kỳ trăng mật) cần liều insulin thấp hơn hoặc có thể không tạo ra insulin. Phần lớn những người mắc bệnh loại 1 dùng liều tiêm nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể bao gồm insulin tác dụng nhanh với bữa ăn và insulin tác dụng dài khi đi ngủ (và đôi khi cũng được sử dụng vào buổi sáng). Đây là một nỗ lực mà bạn cần để bắt chước hành động của một tuyến tụy bình thường.

Làm cách nào để bạn có thể điều chỉnh insulin cho phù hợp với lối sống của bạn?

Cách thức mà tuyến tụy hoạt động để tạo ra insulin như sau: nó cung cấp insulin khi chúng ta ăn với lượng vừa phải. Nếu chúng ta ăn rất ít carbohydrate, nó chỉ cung cấp một ít insulin, nếu chúng ta ăn một bữa ăn nhiều carbohydrate, nó sẽ cung cấp nhiều hơn. Bên cạnh đó, bình thường (mọi lúc) nó sẽ cung cấp cho chúng ta môt lượng insulin ổn định và người ta gọi nó à insulin nền.

Từ cách thức hoạt động đó, bạn có thể điều chỉnh lượng insulin theo tương tự như cách thức hoạt động của nó.

Chúng tôi hiểu rõ rằng, học cách điều chỉnh liều insulin của một người không dễ dàng nhưng đáng để nỗ lực tìm hiểu. Điều này được hướng dẫn tốt nhất bởi một chuyên gia chuyên hay một bác sĩ chuyên khoa về bệnh tiểu đường.

Để có thể điều chỉnh insulin cho phù hợp với lối sống của bạn, những vấn đề bạn cần xem xét bao gồm:

- Thực phẩm nào bạn định ăn - có loại carbohydrate nào không?

- Lượng đường trong máu của bạn hiện tại là gì?

- Bạn có cảm nhận được điều gì bất ổn trong những ngày qua hay không, nếu có hãy nói với bác sĩ của bạn và họ sẽ hướng dẫn cho bạn cách ăn uống hợp lý nhất.

- Tại sao bạn cần theo dõi lượng đường trong máu và giữ sổ ghi chép của bạn?

- Hầu hết mọi người không thể biết khi nào lượng đường trong máu của họ cao. Do đó những nguy cơ mắc phải các biến chứng là điều bạn không thể tránh khỏi.

Bên cạnh đó, nhiều người bệnh sẽ không cảm thấy mức đường huyết của họ hạ thấp cho đến nó hạ xuống quá thấp. Do đó, điều quan trọng là bạn cần theo dõi lượng đường huyết của bạn, hãy kiểm tra nó trước khi bạn dùng insulin bữa ăn, trước khi bạn dùng insulin trước khi đi ngủ hoặc bất cứ khi nào bạn cảm những dấu hiệu liên quan đến sự rối loạn của đường huyết.

Tập thể dục sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường huyết của bạn?

song-chung-voi-benh-tieu-duong-loai-1

Tập luyện đúng cách giúp bạn sống mạnh khỏe với bệnh tiểu đường

Nồng độ glucose trong máu có thể khác nhau đáng kể tùy thuộc vào các yếu tố sau: Loại hoạt động bạn sử dụng để luyện tập, thời gian và cường độ hoạt động, số lượng và thời gian dùng insulin, lượng carbohydrate mà bạn sử dụng.

Tập thể dục cường độ thấp đến trung bình có thể làm giảm mức đường huyết trong hoặc sau khi hoạt động. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết của bạn. Tập thể dục cường độ cao có thể làm tăng mức đường huyết của bạn trong và ngay sau khi hoạt động.

Nồng độ đường huyết tăng cao có thể dẫn đến mất nước. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là phải cẩn thận kết hợp lượng carbohydrate với insulin cũng như lập kế hoạch thời gian và loại bài tập của bạn.

Tự theo dõi đường huyết trước, trong và nhiều giờ sau khi tập thể dục là điều cần thiết để đánh giá cơ thể bạn đáp ứng với chế độ tập thể dục của bạn như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn thực hiện các điều chỉnh phù hợp để lựa chọn những bài tập thể dục, lượng insulin hoặc lượng carbohydrate để tránh tăng hoặc hạ đường huyết.

Làm thế nào để bạn có thể sống chung với bệnh tiểu đường loại 1 mà không gặp hoặc là nguy cơ ít nhất để gặp các biến chứng của nó?

Điều đầu tiên và thiết yếu để bạn có thể đạt được điều đó là bạn cần hiểu rõ về bệnh tiểu đường loại 1, tất cả các vấn đề liên quan.

Hãy nắm rõ những vấn đề sau đây:

- Làm thế nào để bạn có thể tự theo dõi đường huyết của mình

- Làm thế nào để hiểu rõ việc sử dụng máy đo đường huyết và điều chỉnh lượng insulin phù hợp.

- Làm thế nào để sử dụng insulin đúng cách, cách thức hoạt động của nó

- Cách nhận biết các dấu hiệu và phương pháp điều trị tình trạng lượng đường trong máu thấp và cao.

- Bạn cần ăn những gì? Khi nào nên ăn?

- Bạn cũng cần biết kết hợp chế độ ăn uống tập thể dục và những thói quen hành ngày của bạn.

Với những thông tin mà POCACO tổng hợp và chia sẻ trên đây về bệnh tiểu đường loại 1. Nấu bạn nắm rõ các thông tin này cũng như áp dụng nó một cách khoa học, chúng tôi tin rằng bạn có thể sống chung với bệnh tiểu đường loại 1 một cách an toàn và khỏe mạnh.

Nếu bạn không thể áp dụng những biện pháp đó, hoặc là khả năng hoặc do tính chất cuộc sống của bạn, Bạn có thể tham khảo liệu pháp an toàn giúp bạn sống chung với bệnh tiểu đường loại 1 đang được áp dụng phổ biến ở Mỹ ngay TẠI ĐÂY.

POCACO vẫn khuyên bạn hãy cố gắng tạo cho mình một lối sống lành mạnh để có một cuộc sống an toàn và mạnh khỏe.

Chúc bạn luôn mạnh khỏe!

4 | ★ 268
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol