Rau má chữa bệnh tiểu đường – Có tác dụng thanh nhiệt giải độc
Bạn thân mến!
Trong những ngày hè oi bức, hay khi cơ thể bị nóng trong người, cần giải nhiệt, người ta sẽ nghĩ ngay đến những loại rau, củ quả có tính thanh mát, giải nhiệt như rau má, đậu xanh, mước mía, nước dừa,… Tuy nhiên không mấy người đi tìm hiểu những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của các loại thảo dược này.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về bài thuốc rau má chữa bệnh tiểu đường hiệu quả tại nhà và những lưu ý quan trọng khi sử dụng rau má đối với bệnh nhân tiểu đường nhé!
Nội dung
- Rau má được dân gian biết đến như một vị dược thảo giúp thanh nhiệt
- Dùng rau má chữa bệnh tiểu đường chỉ bằng các cách đơn giản sau đây
- Rau má chữa bệnh tiểu đường kèm theo biến chứng bệnh như thế nào?
- Các lưu ý khi dùng rau má chữa bệnh tiểu đường tại nhà
- Giải pháp hiểu quả vượt trội cho người tiểu đường
Rau má được dân gian biết đến như một vị dược thảo giúp thanh nhiệt
Rau má được trồng ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Loại rau thuốc này rất dễ sống, kể cả những vùng đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” thì loại rau này cũng có thể thích nghi và tăng trưởng rất nhanh.
Theo Đông y, rau má có vị đắng, tính hàn, tác động vào 3 kinh Can, Tỳ và Thận. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu thũng giải độc.
Nhờ vậy, được dùng hỗ trợ điều trị các căn bệnh như tiết tả về mùa hè, bệnh lị, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu, tiện huyết, khái huyết, thổ huyết, đau mắt đỏ, viêm họng, dị ứng mẩn ngứa, nhọt độc, tổn thương do sang chấn, bỏng,…
Rau má còn dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, giúp giải quyết vấn đề của căn bệnh tiểu đường và các biến chứng đi kèm.
Vậy rau má chữa bệnh tiểu đường bằng cách nào đạt hiệu quả cao nhất?
Dùng rau má chữa bệnh tiểu đường chỉ bằng các cách đơn giản sau đây
(Ảnh minh họa. Nước ép từ rau má hỗ trợ ổn định đường huyết)
Đối với các bài thuốc dân gian từ thảo dược thô chỉ áp dụng bằng cách ăn hoặc uống nước. Tùy theo cách bốc thuốc của thầy thuốc Đông y, có thể sử dụng một vị thuốc hoặc kết hợp cùng với các vị thảo dược khác trong điều trị.
* Đối với rau má, bạn có thể dùng cách sử dụng đơn giản để trị tiểu đường như sau:
Cách chế biến: Lấy lượng rau má tươi vừa dùng, rửa sạch, đem vào máy xay sinh tố xay nát. Sau đó lược bỏ xác và uống phần nước cốt, không cho thêm đường. Ngày uống khoảng 2 – 3 ly trước khi ăn 30 phút.
Nước ép rau má tươi có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả và hỗ trợ ngăn chặn biến chứng mạn tính cho bệnh nhân tiểu đường lâu năm.
Tùy theo thể trạng người bệnh, mà bệnh nhân có thể điều chỉnh lượng rau má dùng đủ trong ngày.
Rau má chữa bệnh tiểu đường kèm theo biến chứng bệnh như thế nào?
Biến chứng tiểu đường chính là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết cho bệnh nhân tiểu đường lâu năm. Sau đây là một vài tác dụng của rau má đến biến chứng mạn tính do bệnh tiểu đường:
• Tốt cho biến chứng tim mạch: Rau má giúp cải thiện khả năng lưu thông máu trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân tăng huyết áp dùng rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng, thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân.
• Nhanh lành vết thương: Hoạt chất triterpenoids giúp tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường tái tạo da và cung cấp lượng máu đến vùng bị thương.
Vậy nên, bệnh nhân tiểu đường type 2 lâu năm, sẽ ngăn chặn được các nguy cơ nhiễm trùng hay vết thương lâu lành khi sử dụng rau má thường xuyên.
• Giúp an thần, giảm căng thẳng lo âu, kích thích thần kinh: Cũng là hoạt chất triterpenoids trong rau má có thể làm giảm lo âu, tăng cường chức năng tâm thần cho bệnh nhân.
(Ảnh minh họa)
Các lưu ý khi dùng rau má chữa bệnh tiểu đường tại nhà
Rau má tuy được biết đến là một thảo dược được xem như “nguồn mạch sự sống” vì có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, chúng ta không thể không biết đến các tác dụng phụ (có thể có) khi sử dụng rau má như sau:
• Trong một số trường hợp, rau má làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Vì vậy, những người có lượng cholesterol cao và bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý điều này và tránh lạm dụng rau má.
• Nên dùng rau má trong 6 tuần, không vượt quá;
• Rau má có thể dẫn đến sảy thai trong giai đoạn mang thai. Cho nên, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng rau má trong giai đoạn này.
• Rau má có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Cho nên, khi sử dụng rau má làm thuốc hay dùng làm rau ăn, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ/ thầy thuốc Đông y.
• Rau má tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm...
Tóm lại, dùng rau má chữa bệnh tiểu đường có tác dụng ổn định đường huyết hiệu quả và các biến chứng đi kèm. Tuy nhiên, sử dụng với liều lượng hợp lý là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để bài thuốc phát huy được hiệu quả.
Giải pháp hiểu quả vượt trội cho người tiểu đường
POCACO là thương hiệu nhập khẩu và cung cấp trực tiếp đến với khách hàng bộ đôi thảo dược cao cấp hỗ trợ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT NHANH HƠN, BỀN VỮNG HƠN của tập đoàn Nature's Way Mỹ (USA), là bộ đôi đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi vì chúng tôi cam kết đảm bảo chất lượng, tính hiệu quả vượt trội và đặc biệt an toàn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Bài thuốc từ thảo dược, nếu được bào chế tinh khiết và an toàn, sẽ có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ đến vấn đề căn bệnh.