Phương pháp mới điều trị tiểu đường thay thế tiêm insulin

Bạn thân mến!

Tôi có cảm tưởng! Bệnh tiểu đường hay các căn bệnh nan y, luôn là “cảm hứng sáng tạo” của các nhà khoa học, khi đích “chữa khỏi bệnh tiểu đường” chưa đến, thì ngày ấy chưa chịu dừng bước. Nên có nhiều phương pháp mới điều trị tiểu đường được công bố và đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân khắp thế giới.

Phương pháp điều trị mới luôn phải tốt hơn, hạn chế và khắc phục được nhược điểm của các phương pháp cũ và một điều quan trọng, là phải thích ứng lâu dài với bệnh nhân, không kèm tác dụng phụ.

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn 3 phương pháp mới điều trị tiểu đường, đang thử nghiệm hiệu quả để áp dụng cho bệnh nhân.

(Hình minh họa)

Cấy ghép tế bào gốc được xem là phương pháp mới điều trị tiểu đường nhưng vẫn để lại nhiều tác dụng phụ suốt phần đời cho người bệnh

Mục đích của phương pháp ghép tế bào gốc là bảo vệ các tế bào còn khỏe mạnh và bổ sung thêm các tế bào beta mới nhằm tái tạo chức năng của tụy trong sản sinh insulin.

Các phương pháp ghép tế bào gốc như ghép tế bào beta, ghép tiểu đảo tụy, ghép tế bào gốc từ nhau thai, tế bào gốc từ da người trưởng thành,… đều được các nhà khoa học nghiên cứ và đã được điều trị trên bệnh nhân.

Trong khoảng 1 -5 năm đầu sau ca ghép tế bào gốc, bệnh nhân không phải tiêm insulin hay dùng thuốc để điều chỉnh đường huyết nữa và hoàn toàn sống khỏe mạnh như người bình thường.

Nhưng sau đó, bệnh nhân phải đối diện với các tác dụng phụ do việc ghép tế bào gốc mang lại:

Để tránh hệ miễn dịch đào thải tế bào được ghép vào, bệnh nhân phải uống thuốc liều mạnh suốt đời để chống lại tình trạng này, đối diện với nhiều tác dụng phụ từ thuốc.

Các tác dụng phụ do sự không thích ứng và các biến chứng như nhiễm khuẩn, loãng xương, loạn thần,…

Chưa kể đến những khó khăn trong việc tìm người hiến tiểu đảo tụy, tụy hay tế bào gốc nhau thai thích hợp.

Chúng tôi đánh giá, phương pháp này vẫn còn xa vời và có quá nhiều nhược điểm.

Tuyến tụy “nhân tạo” là phương pháp mới điều trị tiểu đường nhằm hỗ trợ tuyến tụy thật bên trong trong sản sinh và điều tiết insulin

Bạn đã từng nghe đến máy tụy nhân tạo chưa? Đã có máy trợ tim nhân tạo, hay các bộ phận khác nhân tạo rồi.

Thiết bị này được tạo ra bởi các nhà khoa học Anh, hoạt động như một tuyến tụy nhân tạo, bằng cách giải phóng insulin vào máu.

Được chọn cấy ghép vào bụng, thiết bị thông minh này giúp sản sinh đúng lượng insulin cần thiết cho cơ thể, điều này đồng nghĩa với bệnh nhân không cần phải tiêm insulin hay sử dụng loại thuốc hỗ trợ ổn định đường huyết nữa.

Đường huyết sẽ ổn định nhờ thiết bị này và các biến chứng liên quan sẽ được kiểm soát tốt nhất.

Một điều đáng mừng nữa nếu như thiết bị này được phát triển rộng rãi, khoản chi phí bệnh nhân phải bỏ ra sẽ thấp hơn nhiều so với các phương pháp điều trị tốn kém hiện tại, hoàn toàn không gây đau đớn và dễ sử dụng, cho cả bệnh nhân lớn tuổi.

Cơ chế hoạt động của thiết bị này được mô phỏng theo đúng cơ chế của tuyến tụy:

Thiết bị gồm một đầu chứa insulin được lưu trữ và bảo quản bởi một lớp gel, khi lượng đường trong cơ thể tăng lên, các chất gel hóa lỏng và giải phóng insulin vào cơ thể.

Hiện tại, phương pháp mới này vẫn đang được nghiên cứu và chưa áp dụng trên bệnh nhân đầu tiên. Chúng ta phải đợi thôi.

(Hình minh họa. Nguồn internet)

Phương pháp mới điều trị tiểu đường thứ 3 là chuyển gene mới tương tự với tế bào beta của tuyến tụy

Những chú chuột bạch trong phòng thí nghiệm, đã được áp dụng kỹ thuật chuyển gene đã không chịu phản ứng phụ nào trong điều trị tiểu đường. Tuy nhiên theo các nhà khoa học tại UT Health cho rằng, vẫn cần phải thử nghiệm trên những động vật lớn hơn, gần gũi với con người về sinh lý học của hệ thống nội tiết.

Theo như các nhà khoa học tại UT Healthy mô tả về liệu pháp này như sau: “Tuyến tụy có nhiều loại tế bào ngoài tế bào beta. Cách tiếp cận của chúng tôi là thay đổi các tế bào này để chúng bắt đầu tiết ra insulin, nhưng chỉ đáp ứng với đường glucose. Về cơ bản, chúng giống như các tế bào beta”.

Một virus được thực hiện như một vector, hoặc một chất mang, để đưa các gene đã chọn vào tuyến tụy. Những gen này được kết hợp khiến enzyme tiêu hóa và các tế bào khác sản sinh insulin. Một điều đáng mừng, các tế bào khác của tụy cùng tồn tại với hệ thống miễn dịch của con người mà không bị đào thải.

(Trong bài có sử dụng thông tin từ trang Vnexpress.net và baomoi.com)

Kết luận, các phương pháp mới điều trị tiểu đường nêu trên sẽ đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân tiểu đường và gia đình, nhưng hiện nay các phương pháp này vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, hứa hẹn trong tương lai không xa sẽ được công bố và áp dụng đại trà.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Trước khi phương pháp mới được công bố, bạn nên thực hiện tốt các phương pháp điều trị chủ động hiện tại, có thể bạn sẽ khỏi bệnh trước khi phương pháp mới kia được công bố.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 147
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol