4 phương pháp điều trị tiểu đường đang được áp dụng cho bệnh nhân

 

Bạn thân mến!

Đối với căn bệnh tiểu đường, không cố định phương pháp điều trị nào, bệnh nhân có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để bổ trợ nhằm điều trị các vấn đề gây bệnh và ngăn chặn được mầm bệnh phát sinh và tàn phá cơ thể, đồng thời tái cân bằng tạng phủ toàn diện cơ thể.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nêu ra 4 phương pháp điều trị tiểu đường đang được nhiều bác sỹ, chuyên gia và bệnh nhân áp dụng điều trị.

(Vận động đều đặn có tác dụng tăng độ nhạy cho insulin)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Phương pháp 1: Phương pháp không cần dùng thuốc

Phương pháp điều trị này được áp dụng khi mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Lúc này, bệnh chưa có nhiều biến chứng nặng, chỉ số đường huyết không quá cao.

Điều chỉnh chế độ ăn: Bệnh nhân cần phải giảm lượng glucose trong thực phẩm mỗi ngày, nhưng vẫn phải duy trì đầy đủ dưỡng chất và vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Luôn duy trì cân nặng không để sụt/ tăng cân, đối với bệnh nhân béo phì nên giảm 20-25% kcal so với nhu cầu năng lượng, nên tăng cường ăn rau trái nhiều chất xơ.

Vận động thể thao: Vận động điều độ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng phần lớn không được chú trọng đến phương pháp này. Vận động hàng ngày sẽ hỗ trợ tích cực cho giảm cân, giảm đề kháng insulin, cải thiện dung nạp glucose, nồng độ lipid máu. Ngoài ra, luyện tập phù hợp với thể trạng còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cơ bắp dẻo dai, ổn định hệ tiêu hóa,…

Liệu pháp về tâm lý: Giá trị điều trị bệnh của tâm lý đem lại không hề nhỏ, tâm lý tích cực có thể cải thiện được tình trạng kháng insulin trong cơ thể và rối loạn tế bào beta của đảo tụy. Giúp tinh thần của người bệnh được thoải mái, vui tươi, giảm stress, quá trình oxy hóa trong tiểu đường. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài tập trị liệu về tâm lý như yoga, thiền, thái cực quyền.

Sản phẩm bổ trợ: Có thể sử dụng các sản phẩm giúp hỗ trợ điều chỉnh chỉ số đường huyết ổn định.

Không chỉ là những bệnh nhân mới mắc bệnh mới nên áp dụng phương pháp này. Song song với phương pháp điều trị tiểu đường bằng thuốc, bệnh nhân tiểu đường lâu năm cần phải duy trì lối sống khoa học để hỗ trợ cải thiện tự nhiên bên trong.

Phương pháp 2: Phương pháp theo Tây y

Chỉ sử dụng phương pháp điều trị tiểu đường bằng thuốc Tây khi phương pháp 1) không đạt hiệu quả:

• Bằng insulin: Thường áp dụng chủ yếu cho tiểu đường type 1, tiểu đường thai kỳ và cho bệnh nhân tiểu đường type 2 khi lượng đường huyết tăng cao, nguy cơ xảy ra các biến chứng cấp tính nghiêm trọng, hoặc những bệnh nhân có biến chứng nặng đi kèm như suy gan, thận.

• Các loại thuốc uống hạ đường huyết: Các nhóm thuốc được chia theo công dụng như thuốc chậm hấp thu glucose, kích thích bài tiết insulin, tăng tác dụng của glucose, giảm tân tạo glucose, giảm đề kháng insulin.

Bệnh nhân cần sử dụng liệu trình bằng thuốc uống khi nỗ lực điều chỉnh lối sống không giúp ổn định đường huyết thành công. Trong trường hợp bệnh nhân lâu năm, bác sỹ sẽ kê toa dùng song song với chế độ ăn uống, vận động để ổn định đường huyết hiệu quả nhất.

(Phục hồi và tái cân bằng cơ thể là phép trị theo Đông y)

Phương pháp 3: Phương pháp theo Đông y:

Trong Đông y, bệnh tiểu đường gọi là chứng tiêu khát, với các biểu hiện khi đường huyết trong máu tăng như khát nước, uống nhiều nước, tiểu nhiều, mau đói, thèm ăn,… Chia thành các thể bệnh như phế âm hư, vị âm hư, thận âm hư, thận dương hư.
Phép trị chung là lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở.

Dược liệu quý thường được dùng trong đông y để điều trị chứng tiêu khát như khổ qua rừng, hoàng kỳ, giảo cổ lam, dây thìa canh, chè đắng, mạch môn, ngũ vị tử, thục địa, phục linh, hoài sơn,… Căn cứ vào các triệu chứng, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, thầy thuốc sẽ gia giảm liều lượng kết hợp sao cho đạt hiệu quả nhất. Đồng thời, đảm bảo an toàn cho người bệnh khi sử dụng thường xuyên và lâu dài.

Ngoài ra các phương pháp điều trị tiểu đường theo y học cổ truyền như bấm huyệt, châm cứu, khí công,… đều cân nhắc lựa chọn áp dụng nhằm điều chỉnh đường huyết.

Phương pháp 4: Kết hợp Tây y và Đông y

Mục tiêu của sự kết hợp hai phương pháp điều trị tiểu đường này, đều hướng đến ổn định đường huyết, phòng tránh các biến chứng cấp và mạn tính do bệnh tiểu đường.

Phương pháp kết hợp tây y và đông y trong điều trị tiểu đường là phối hợp giữa tiêu chí giảm và duy trì sự ổn định của đường huyết.

Nếu mức đường huyết dưới 150mg/dl hoặc dưới 9mmol/L thì cân nhắc áp dụng phương pháp ổn định đường huyết thông qua các phương pháp không cần dùng thuốc (kiểm soát chế độ ăn uống, luyện tập) và phương pháp theo đông y(thuốc thang, các thảo dược, các bài thuốc dân gian).

Trong trường hợp, chỉ định này không đạt hiệu quả cao, đường huyết không duy trì lý tưởng hoặc đường huyết lúc đói khởi đầu cao hơn 150mg/dl, nên dùng các loại thuốc (uống và tiêm insulin) phối hợp cùng chế độ ăn uống và luyện tập.

Bên cạnh đó, theo quan điểm của đông y - điều trị theo hướng chỉnh thể, nên bác sỹ cần phải chú ý đến những tác động các tạng phủ trong cơ thể, cần nên hướng đến sự phục hồi và tái tạo sự cân bằng mới trong cơ thể của bệnh nhân.

Kết luận, 4 phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến này, điều quan trọng cần phải xác định đúng tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Qua bài viết, chúng tôi muốn gởi gắm đến bạn rằng, mọi phương pháp điều trị luôn đi song hành với một lối sống khoa học.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 456
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol