Phòng và trị bệnh tiểu đường cho người cao tuổi có khó không

 

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường mắc phải ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhưng ở người cao tuổi, có sự thay đổi đặc biệt về sinh lý và bệnh lý, cần phải có sự nghiên cứu riêng về bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi này. Nên việc phòng và trị bệnh tiểu đường gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn ở người trẻ.

Vậy nguy cơ dẫn đến người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường là gì?

Những khó khăn trong phòng và trị bệnh tiểu đường mà bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe cho người thân?

Hình ảnh minh họa

Cần hiểu rõ những thay đổi ở người cao tuổi để phòng và trị bệnh tiểu đường chủ động:

Các nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường ở người cao tuổi là do những thay đổi về chuyển hóa glucose, do rối loạn tiết insulin của tuyến tụy và tình trạng kháng insulin trong cơ thể theo độ tuổi.

Một phần nữa, người cao tuổi thường mắc những căn bệnh về mạch máu như huyết áp, tim mạch, … nên phải dùng các loại thuốc hỗ trợ, cộng thêm tình trạng béo phì tăng theo độ tuổi do ít vận động, đi ra bên ngoài.

Cần phải chú trọng đến việc phòng bệnh cho người cao tuổi, để khi mắc bệnh, việc điều trị rất khó hồi phục, các biến chứng nặng tiến triển nhanh hơn.

Một điều quan trọng nữa, phải thường xuyên kiểm tra, tầm soát bệnh tiểu đường, kịp thời và can thiệp ngay từ đầu, để ngăn chặn các biến chứng liên quan.

Các biến chứng của bệnh tiểu đường như giảm thị lực, mù lòa, tim mạch, thần kinh, đột quỵ, suy thận,… tất cả đều ảnh hưởng đến đời sống và nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi.

Bạn là con cháu, cần phải luôn quan tâm đến sức khỏe của cha mẹ, ông bà mình, chủ động phòng và trị bệnh tiểu đường ngay tại nhà.

 Xem thêm tại đây >>>> Giải pháp trị bệnh đái tháo đường tốt nhất hiện nay

Các phương pháp giúp phòng và trị bệnh tiểu đường hiệu quả cho người cao tuổi tại nhà:

Người cao tuổi là một cây cổ thụ trong gia đình, mà con cháu cần phải luôn đặc biệt quan tâm, săn sóc và hiếu kính. Phương pháp phòng bệnh tiểu đường cho người cao tuổi, được bạn áp dụng tại nhà, cũng là cách bạn phòng bệnh cho các thành viên khác.

Khi ông bà, cha mẹ làm gương, thì các con cháu sẽ noi theo. Bạn có thể tham khảo 4 cách sau:

Tập thiền, tĩnh tâm để cân bằng tinh thần, nhẹ nhàng, thư thái:

Các hormone như cortisol, epinephrine và glucagon sẽ gia tăng khi bị căng thẳng, lo âu, áp lực, kéo theo là huyết áp và đường huyết cũng tăng, xảy ra tình trạng kháng insulin trong cơ thể.

Khi chúng ta thiền định, thân tâm cân bằng, cơ thể được thả lỏng, các hormone về cảm xúc, hưng phấn sẽ gia tăng, giúp bình ổn huyết áp và đường huyết, cải thiện được tình trạng kháng insulin, tăng độ nhạy của hoạt chất này đối với quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

Điều này, đã có cơ sở khoa học, và được rất nhiều bệnh nhân tiểu đường, ung thư, tim mạch,… áp dụng và cải thiện bệnh tật rất hiệu quả.

Ngủ đủ giấc, đúng giờ và dậy sớm:

Giấc ngủ, là nguồn cung cấp và phục hồi năng lượng thiếu hụt cho cơ thể sau một ngày làm việc. Người già thường khó ngủ, ít ngủ hoặc giấc ngủ thường chập chờn, không sâu giấc, điều này khiến cho sức đề kháng trong cơ thể giảm sút, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch.

Tránh sử dụng thuốc an thần, bằng sử dụng cách trên hoặc vận động nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp người lớn tuổi dễ dàng đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn. Nên dậy sớm trước 7 giờ sáng, để tập thể dục, hít thở không khí trong lành và ăn sáng.

Tập thể dục đều đặn:

Vận động đều đặn nhẹ nhàng, chính là điểm mấu chốt để việc trao đổi chất trong cơ thể được thuận lợi, tăng độ nhạy của insulin với cơ thể.

Tập thể dục thể thao, giúp người lớn tuổi có thể kiểm soát được cân nặng.

Chế biến các thực phẩm tươi, sạch, nhiều rau xanh và trái cây

Chế độ rau xanh và trái cây giàu chất xơ, ít ngọt nên được bổ sung nhiều hơn thay thế cho các thực phẩm có chứa đường tinh luyện, mỡ béo động vật,…

Tránh các sản phẩm ngọt, các thực phẩm đóng hộp sẵn, nước ngọt, nước có gaz,…

Kết hợp phòng và trị bệnh tiểu đường cho người bệnh đái tháo đường cao tuổi

Với 4 cách trên được áp dụng trong cuộc sống, sẽ giúp bạn phòng và trị bệnh tiểu đường hiệu quả thông qua lối sống. Bên cạnh đó, cần kết hợp thêm các điều sau đây:

Kiểm soát tốt đường huyết trong máu:

Cần phải theo dõi sát lượng đường huyết trước và sau khi ăn, trước và sau khi vận động, để kịp thời cấp cứu khi gặp tình trạng tụt hoặc tăng đường huyết, dễ nguy hiểm đến tính mạng.

Bạn cần biết thêm một vài cách cấp cứu trong trường hợp tụt hoặc tăng đường huyết, để không bị lúng túng khi cần xử lý nhanh.

Phòng và chữa trị các bệnh cùng phát sinh:

Người lớn tuổi dễ mắc các căn bệnh như huyết áp, tim mạch, mạch máu, thần kinh, gout, béo phì,…Bạn cần theo dõi các triệu chứng và biểu hiện bệnh mỗi ngày, nhằm kiểm soát tốt, để đảm bảo cho một sức khỏe ổn định cho người thân.

Việc phòng và trị bệnh tiểu đường tại nhà cho người cao tuổi, cần được sự hỗ trợ của cả gia đình, thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 188
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol