Phòng và chữa bệnh tiểu đường cách áp dụng hiệu quả như thế nào?

Bạn thân mến!

Những người luôn đề cao sức khỏe cho cá nhân và gia đình, luôn chủ động phòng và chữa bệnh trong cuộc sống - nghĩa là phòng và chữa khi bệnh chưa tới. Đó chính là ngăn chặn nguy cơ bùng phát căn bệnh, cũng như tránh đi những đau đớn, biến chứng nguy hiểm do căn bệnh gây ra.

Phải vậy! Đó là cách khôn ngoan mà người xưa đã hướng đến. Nhưng chúng ta lại không áp dụng triết lý này trong cuộc sống, để khi bệnh nặng nề, mới toan đi chữa, thì chẳng mấy hy vọng bình phục.

(Ảnh minh họa từ internet)

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về cách phòng và chữa bệnh tiểu đường chủ động chiến thắng được bệnh tật, bạn tham khảo nhé!

Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn cách phòng và chữa bệnh tiểu đường biến chứng thể nặng, của một “anh hùng đã chiến thắng được căn bệnh nan y sau gần 3 thập kỷ” - ông Hàn Quế Sơn (người Trung Quốc).

Câu chuyện này, chúng tôi có dịp đọc trên trang web soha.vn. Bí quyết bằng một lối sống đơn giản, mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được, chỉ cần có lòng kiên trì, tính nhẫn nại. Cùng chia sẻ với bạn đọc và bệnh nhân thân thiết của PoCaCo.vn nhé!

6 bí quyết đó như sau:

1. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

(Ảnh minh họa từ trang soha)

Phải luôn luôn duy trì thời gian biểu cân bằng giữa công việc và chế độ nghỉ ngơi hợp lý, để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi.

Bạn nên ngủ trước 23 giờ đêm và dậy sớm khoảng 5-6 giờ sáng. Nếu ngủ dậy sớm hơn, nên được ngủ bù vào thời gian buổi trưa để cơ thể không bị mệt mỏi.

Chỉ có nghiêm khắc trong chế độ nghỉ ngơi thì cơ thể mới luôn ở trạng thái cân bằng.

2. Duy trì đi bộ 10 ngàn bước/ ngày

(Ảnh minh họa từ trang soha)

Bài tập đi bộ là cách vận động dễ dàng và đem lại hiệu quả cao nhất, và phù hợp cho tất cả mọi người. Bệnh nhân có thể áp dụng cách này bất cứ lúc nào trong cuộc sống hàng ngày.

Ít nhất là 10 ngàn bước/ ngày. Bạn nên ghi chép lại, để theo dõi và duy trì sự luyện tập của mình nhé!

3. Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là cách phòng và chữa bệnh tiểu đường chủ động tại nhà

(Ảnh minh họa từ trang soha)

Theo Ông Sơn, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến việc mình ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào cho đúng. Ông quan niệm, dùng thực phẩm cũng giống như một cách trị liệu đẩy lùi căn bệnh.

Bí quyết của ông Sơn như sau:

• Mỗi bữa chỉ ăn no 80%.

• Ăn trái cây trước bữa ăn, hạn chế dầu mỡ, ít ăn vặt, thực phẩm chế biến sẵn hay trứng, ăn ít thịt.

• Công thức số 1 gồm 4 chữ “một”: Mỗi ngày 1 túi sữa. Mỗi ngày một quả trứng, mỗi ngày một đĩa rau, mỗi ngày một đĩa hoa quả.

• Công thức số 2 gồm 4 chữ “hai”: 2 miếng thịt to (khoảng 1 lạng/ngày), 2 bìa đậu phụ hoặc chế phẩm từ đậu, 2 thìa dầu ăn.
• Không ăn uống bừa bãi, thèm gì cũng không nên ăn quá.

4. Sử dụng thuốc theo đúng phác đồ bác sỹ chỉ định

(Ảnh minh họa từ trang soha)

Bệnh nhân cần duy trì phác đồ điều trị bằng thuốc Tây, tiêm insulin, thuốc Thảo dược, Đông y,… theo chỉ định của bác sỹ, thầy thuốc, không được bỏ giữa chừng, quên uống hay không tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định.

Đây là cách để bạn luôn duy trì được các chỉ số đường huyết, huyết áp, mỡ máu ở chỉ số tối ưu nhất, nhằm tránh được các biến chứng mạn tính nghiêm trọng.

5. Luôn luôn có tinh thần vui vẻ và cân bằng

(Anh minh họa từ tran soha)

Những người bình thường luôn có một tinh thần tích cực, lạc quan trong cuộc sống thường ít bệnh tật “ghé thăm”, kể cả các bệnh lặt vặt. Đối với bệnh nhân, một tinh thần cân bằng là điều kiện cần thiết cho quá trình điều trị bệnh được thuận lợi, bệnh sẽ giảm đi nhanh chóng.

Tâm lý tốt cũng thúc đẩy tuyến tụy tăng sinh insulin, giúp tăng độ nhạy và cải thiện tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Nhờ vậy, luôn duy trì được chỉ số đường huyết lý tưởng (trước và sau ăn), và ngăn chặn tốt nhất các biến chứng nặng.

Bệnh nhân phải luôn nghĩ rằng, bệnh tiểu đường không có gì đáng sợ và sống chung bình thường với căn bệnh. Và tin rằng chắc chắn, có ngày mình sẽ chiến thắng được căn bệnh này.

Bạn không nên quá bi quan, mặc cảm, nên sống một cuộc sống hữu ích, theo đuổi đam mê, sở thích, giúp đỡ gia đình và cộng đồng, thì bản thân sẽ cảm thấy cuộc sống đầy ý nghĩa.

6. Tập thể dục thường xuyên

(Ảnh minh họa từ internet)

Luyện tập thể dục thể thao điều độ hàng ngày là cách phòng và chữa bệnh tiểu đường đơn giản, hiệu quả, không cần dùng thuốc, mà bất cứ ai, hay người bệnh cũng đều phải duy trì thường xuyên.

Bài tập thể dục chia làm 4 phần trên cơ thể, gồm: thể dục cho các ngón tay, thể dục cho vùng thân trên, thể dục cho vùng lưng, thể dục cho vùng thân dưới.

Bạn nên lựa chọn bài tập thích hợp cho mình, hàng ngày luyện tập ít nhất 30 phút. Cách này, vừa khống chế được bệnh tiểu đường gia tăng, vừa dưỡng sinh, tăng sức dẻo dai cho cơ thể, bảo vệ cơ thể và duy trì tinh thần thoải mái, phấn trấn.

(Trong bài có sử dụng tài liệu trên trang web soha.vn)

Để kết lại bài viết về phòng và chữa bệnh tiểu đường, chúng tôi lấy câu của ông Sơn để khích lệ tinh thần cho bệnh nhân tiểu đường và gia đình như sau: “Sau 27 năm chiến đấu với căn bệnh nan y, tôi nhận ra rằng, bệnh nặng mấy cũng có thể chữa. Tất cả do mình thôi”.

Bạn tham khảo thêm các thảo dược chữa bệnh tiểu đường type 2 chúng tôi đề cử cho bạn nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Khi bạn có niềm tin và ý chí chiến thắng bệnh tật, thì sớm muộn cũng đạt được sở nguyện.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 268
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol