Phối hợp thuốc điều trị tiểu đường - phải phù hợp cho mỗi bệnh nhân

Bạn thân mến!

Phối hợp thuốc điều trị tiểu đường phải phù hợp cho mỗi bệnh nhân dựa trên tình trạng sức khỏe để tăng tính hiệu quả trị bệnh. Bên cạnh đó, phối hợp nhiều loại thuốc còn tránh tình trạng nhờn thuốc phổ biến hiện nay.

 (Hình ảnh minh họa) 

Mục tiêu đạt được cho mọi phác đồ điều trị tiểu đường áp dụng là gì?

Đó là:

1. Duy trì mức đường huyết ổn định với các chỉ số lý tưởng:

• Trước bữa ăn: 5.0 – 7.2mmol/L.

• Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.

• Trước lúc đi ngủ: 6.0 – 8.3mmol/L.

2. Phục hồi toàn diện cơ thể, quan trọng nhất là Tụy và các cơ quan bị biến chứng do bệnh.

Vậy, phối hợp thuốc điều trị tiểu đường như thế nào thì bệnh nhân mới cải thiện được hai mục tiêu này?

Trong Tây y, bác sỹ phối hợp thuốc điều trị tiểu đường dựa trên triệu chứng biểu hiện của mỗi bệnh nhân

Mỗi một triệu chứng bệnh tiểu đường, trong Tây dược đều có thuốc hỗ trợ điều trị tương ứng. Thường được kết hợp của nhiều loại thuốc để hỗ trợ điều trị, hoặc thay thế trong trường hợp loại thuốc kia không phát huy được hiệu quả.

Vì biết rõ điểm yếu của thuốc tây là tác dụng phụ, nên có thêm thuốc giúp hạn chế tác dụng phụ. Nào có ngờ đâu, tác dụng phụ chồng tác dụng phụ, thuốc kia chưa kiểm soát được tác dụng phụ của nó, thì tác dụng phụ của ‘thuốc kiểm soát tác dụng phụ’ lại hoạt động.

Chẳng phải là vòng luẩn quẩn hay sao?!

Đối với phác đồ điều trị tiểu đường type 2, các loại thuốc thông dụng sau được phối hợp như:

1. Các loại thuốc phổ biến hiện nay:

• Nhóm thuốc Biaguanide ứng dụng phổ biến trong điều trị tiểu đường – Metformin: Có tác dụng giảm hấp thu glucose tại gan, tăng độ nhạy của insulin trong việc chuyển hóa đường trong cơ thể, giảm cảm giác thèm ăn cho bệnh nhân, giúp ổn định đường huyết và không làm tăng trọng lượng cơ thể.

• Nhóm Sulfonylurea kích thích tuyến tụy tiết insulin.

• Nhóm thuốc tiểu đường Meglitinides, kích thích tế bào beta của tụy sản sinh insulin, nhưng có thể gây hạ đường huyết.

• Nhóm Thiazolidinediones (TZD) bao gồm pioglitazone (Actos) và rosiglitazone (Avandia), giúp làm tăng độ nhạy của insulin và giảm mỡ máu.

• Nhóm ức chế men α-glucosidase làm giảm hấp thu đường sau ăn.

• Nhóm ức chế DPP - 4, nhóm thuốc mới giúp kiểm soát đường huyết.

• Nhóm ức chế SGLT2: Canagliflozin (Invokana), Dapagliflozin (Farxiga), có tác dụng hấp thu glucose máu ở thận.

• Pramlintide, thuốc tiêm thế hệ mới giúp kiểm soát đường huyết khi dùng insulin

• Insulin sử dụng khi người bệnh tiểu đường type 2 không còn đáp ứng tốt với các thuốc điều trị khác.

2. Sự phối hợp được chỉ định kê toa:

(1) Sử dụng Sulfonylurea cùng Metformin/Acarbose/TZD;

(2) Metformin + Acarbose/TZD;

(3) Insulin + Acarbose/Metformin/Sulfonylure;

(4) Nhóm ức chế SGLT2 + Metformin.

Bác sỹ chuyên khoa sẽ kê toa theo trường hợp bệnh nhân cụ thể, căn cứ vào các biến chứng đi kèm.

Vậy còn theo phương pháp điều trị bằng Đông y được phối hợp như thế nào?

Phối hợp thuốc điều trị tiểu đường bằng thảo dược

Trong Đông y, thì lại tìm đủ mọi cách phối hợp thuốc điều trị tiểu đường từ nhiều thành phần thảo dược hiệu quả để phục hồi tổn thương trong cơ thể

Đã tìm thấy nhiều loại thảo dược quý, được chứng minh có chứa nhiều thành phần dược tính vượt trội điều trị bệnh tiểu đường, có thể kết hợp từ một hoặc nhiều loại thảo dược trong cùng bài thuốc.

Theo cơ chế “vừa đấm vừa xoa” – tức là, vừa giúp ổn định triệu chứng cấp tính nguy hiểm, lại vừa giúp phục hồi vấn đề phát sinh bệnh.

Phục hồi Tụy – từ cơ quan chính sản sinh insulin đến toàn diện cơ thể, kích thích cho insulin hoạt động tốt hơn, tăng độ nhạy và cải thiện quá trình chuyển hóa các chất đến các tế bào.

Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:

• Tay nghề của người bốc thuốc và công thức bào chế thuốc như thế nào? Cần được phối hợp vừa đủ, kết hợp hoàn hảo các thành phần dược tính bên trong, mới quyết định sự tác động mạnh mẽ của bài thuốc.

• Quy trình bào chế có giúp phát huy được hiệu quả của dược tính không? Các dược thảo cần hiểu rõ về độ mạnh-yếu khi bào chế thuốc và hiện nay đã được tách chiết dược tính tinh khiết bằng máy móc hiện đại, giữ lại được toàn bộ dược tính bên trong.

• Khả năng hấp thụ của bệnh nhân? Đối với dạng thuốc viên phân tử giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng và cải thiện tốt hơn.

• Độc tố bên trong thảo dược sẽ gây tác dụng phụ, nếu như không được tách bỏ.

Cả hai phương pháp phối hợp thuốc điều trị tiểu đường đã nêu trên, chung quy lại, cũng để giúp người bệnh vượt qua cơn bạo bệnh trong từng giai đoạn nhất định. Nhưng điều quan trọng, bệnh nhân nên lựa chọn được phương thuốc điều trị an toàn và ổn định lâu dài. 

Kết luận, phối hợp thuốc điều trị tiểu đường theo cách nào để người bệnh khỏe mạnh hơn và nhất là không có tác dụng phụ. Sự kết hợp các loại thuốc cần phải phù hợp và đúng liều lượng dựa trên cơ địa và bệnh tình của bệnh nhân.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Tâm huyết trong nghề nghiệp của chúng tôi luôn lên tiếng rằng “Làm sao, phải luôn đưa ra giải pháp tốt nhất đến sức khỏe cho người bệnh”.

4 | ★ 486
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol