Phấn hoa chữa bệnh tiểu đường – Những tác dụng tốt bạn nên biết

 

Bạn thân mến!

Phấn hoa thực chất là những tế bào sinh sản giống đực vốn do các loài ong thu gom khắp nơi từ các loài hoa khác nhau về. Phấn hoa được đánh giá có hàm lượng dinh dưỡng cao, thậm chí cao hơn trứng, sữa, mật ong,…

Phấn hoa ngoài có tác dụng hỗ trợ phòng chống và cải thiện các căn bệnh của con người như sinh lý, thận, tăng cường sức khỏe,… Đối với bệnh tiểu đường, dùng phấn hoa chữa bệnh tiểu đường đem lại kết quả khả quan, cũng như có một sức khỏe toàn diện.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu phấn hoa có các thành phần dinh dưỡng gì giúp hỗ trợ bệnh tiểu đường tại nhà cho bệnh nhân nhé!

(Ảnh minh họa. Phấn hoa)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Phấn hoa được đánh giá là thực phẩm siêu dinh dưỡng đối với sức khỏe của con người và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh:

Trong phấn hoa có chứa nhiều protein, axit amin, carbohydrate, các muối khoáng như K, Ca, Na, S, Sắt, Đồng,… và các loại vitamin như B1, B2, B3, B6, A, D, E.

Theo Đông y, phấn hoa có vị ngọt, tính bình, tư bổ cường tráng, ích khí dưỡng huyết và bổ thận.

Trong y thư cổ Thần nông bản thảo kinh có ghi chép, khi được dùng phấn hoa lâu ngày có thể giúp cho cơ thể trở nên nhẹ nhàng, khí lực sung mãn và trẻ lâu.

Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, dùng phấn hoa thường xuyên có thể cải thiện và phòng chống các căn bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch vành, tiểu đường, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan, chống lão hóa, chống phóng xạ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, bổ não, cải thiện trí nhớ, bổ tủy, cân bằng nội tiết tố, kiểm soát tuyến tiền liệt tăng sinh, phòng chống ung thư và làm đẹp da cho phụ nữ.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời này, nhiều bệnh nhân đã sử dụng phấn hoa chữa bệnh tiểu đường tại nhà.

Phấn hoa có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và ngăn chặn biến chứng như thế nào?

Nhờ nguồn vitamin, axit amin, muối khoáng dồi dào trong phấn hoa, có tác dụng kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và huyết áp. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng mạn tính do tiểu đường như tim mạch, mạch máu, thần kinh, huyết áp, thận, gan,

Ngoài ra, trong phấn hoa có chứa hoạt chất Riboflavine có tác dụng ngăn chặn biến chứng võng mạc mắt ở bệnh nhân tiểu đường; có tác dụng xoa dịu mệt mỏi và bảo vệ mắt hiệu quả.

Trong một thử nghiệm ở bệnh nhân tiểu đường, phấn hoa hỗ trợ giảm bài tiết lượng đường qua nước tiểu:

Một bệnh nhân nữ, mỗi ngày bài tiết 60g đường và trong mỗi lít nước tiểu chứa 48g đường. Trong thí nghiệm, được cho uống mỗi ngày 32g phấn hoa (bằng 4 thìa cà phê) mà không dùng insulin. Sau 15 ngày điều trị, bệnh nhân chỉ bài tiết 9.4g đường mỗi ngày, đường trong nước tiểu chỉ còn 6.2g/lít.

Tiếp tục sử dụng phấn hoa, sau một thời gian, hàm lượng đường trong nước tiểu chỉ còn 1g/lít và sức khoẻ bệnh nhân được hồi phục.

Cách sử dụng phấn hoa chữa bệnh tiểu đường tại nhà như thế nào?

(Ảnh minh họa)

Cách thường được sử dụng phổ biến nhất là ăn trực tiếp; pha với nước ấm để uống; ngâm rượu, trộn lẫn với mật ong nguyên chất để ăn.

Đối với người trưởng thành, theo trung tâm nghiên cứu ong trung ương, khuyên dùng mỗi ngày 1-2 thìa cà phê phấn hoa, chia làm 2 lần, tương đương với 5g/ ngày là phù hợp.

Bạn nên dùng trước bữa ăn 30 phút, và lúc bụng đói.

Một liệu trình nên được kéo dài là 30 ngày.

* Lưu ý:

Để tránh những vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng phấn hoa chữa bệnh tiểu đường tại nhà, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu áp dụng.

Không được dùng phấn hoa cho những người bị dị ứng phấn hoa.

Cần bảo quản phấn hoa ở nơi khô ráo, tránh ánh mặt trời rọi trực tiếp, nơi ẩm ướt.

*** Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng phấn hoa:

• Phản ứng, dị ứng;

• Phát ban da, bầm tím, ngứa nặng, tê hoặc đau cơ;

• Khó thở;

• Đau bụng, chán ăn;

• Xuất hiện các chỗ sưng, tăng cân nhanh chóng, dạ dày khó chịu;

• Buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn, nhiễm độc gan, viêm gan cấp;

• Sốc phản vệ;

• Phát ban và các triệu chứng dị ứng, da mẫn cảm.

Trong trường hợp sử dụng phấn hoa, người bệnh thấy có một vài trong những tác dụng phụ nêu trên, cần phải ngưng dùng ngay và tham khảo ý kiến bác sỹ.

Điểm quan trọng nữa, bệnh nhân phải luôn duy trì phác đồ điều trị hiện tại bằng thuốc, tránh sử dụng thay thế có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cộng với một lối sống khoa học, điều độ, cùng với tinh thần thoải mái vui tươi.

Vậy nên, khi sử dụng phấn hoa chữa bệnh tiểu đường bệnh nhân cần phải kiểm tra xem mình có bị dị ứng với phấn hoa hay không và cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi áp dụng tại nhà nhé!

Bạn tham khảo thêm các thảo dược chữa bệnh tiểu đường hiệu quả đã được các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ tin dùng.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Cách điều trị bệnh tại nhà sẽ thực sự đem lại hiệu quả khi bạn áp dụng đúng, đủ liều và có sự hướng dẫn của bác sỹ.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 489
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol