Phác đồ điều trị tiểu đường bộ y tế có gì khác với thông thường?

 

Bạn thân mến!

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) - ĐTĐ là căn bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, tình trạng tăng glucose trong máu do thiếu hụt insulin, giảm tác động của insulin trong cơ thể hoặc cả hai. Do lượng đường huyết cao liên tục trong một thời gian dài gây nên rối loạn chuyển hóa carbohydrate, lipid, protide gây tổn thương nhiều ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể như tim, thần kinh, mạch máu, mắt, thận,…

Gia tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc ĐTĐ, theo liên đoàn ĐTĐ thế giới công bố, cứ khoảng 11 người thì có 1 người mắc bệnh ĐTĐ (năm 2015) trong độ tuổi từ 20 -79. Tỷ lệ này sẽ là 1 người/10 người (năm 2040).

Vấn đề này quả thật là đáng báo động! Chúng ta cùng tìm hiểu phác đồ điều trị tiểu đường của Bộ y tế đưa ra để hướng dẫn cách phòng và trị bệnh như thế nào cho phù hợp.

Mục tiêu của phác đồ điều trị tiểu đường Bộ y tế là cân bằng đường huyết trước và sau khi ăn

“Trong cái rủi vẫn tồn tại hy vọng”, Bộ y tế vẫn đưa ra những nhận định khả quan là niềm hy vọng để giúp chúng ta phòng ngừa, ngăn chặn ‘bệnh dịch của lối sống hiện đại’ này

Như chúng ta đã biết, bệnh ĐTĐ mắc phải do chế độ ăn uống thiếu phù hợp, ít vận động, dẫn đến bệnh béo phì gia tăng, và đã mắc phải nhiều hơn ở trẻ em đang độ tuổi đi học. Không chỉ là vấn đề riêng của gia đình người bệnh, mà còn trở thành một vấn đề sức khỏe cộng động nghiêm trọng.

Một điểm đáng mừng theo một đánh giá khả quan do Bộ y tế đưa ra, nếu mỗi người ý thức về tầm quan trọng của lối sống khoa học, lành mạnh, thì có thể đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường; người bệnh cũng có thể đẩy lùi và khoanh vùng sự tàn phá của căn bệnh trên cơ thể.

Do vậy, lối sống khoa học chính là liều thuốc phòng ngừa bệnh tật cho tất cả mọi người.

Lối sống chủ động chính là phác điều điều trị tự nhiên 

Vậy phác đồ điều trị tiểu đường Bộ y tế được đưa ra như thế nào?

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường (theo Hiệp Hội Đái tháo đường Mỹ - ADA) dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

a. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L), bệnh nhân phải nhịn đói khoảng 8 giờ, không uống nước ngọt, chỉ được uống nước lọc.

b. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

c. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm đạt chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.

d. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).

Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết (tiểu nhiều, khát nước, đói nhiều, sụt cân, mệt mỏi, dị ứng) cần phải xét nghiệm lần 2 cách nhau khoảng 7 ngày, để xác định chính xác.

Đối với hiện trạng ở Việt Nam, cách chẩn đoán a) vẫn đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả.

2. Mục tiêu cần đạt được cho mỗi phác đồ điều trị tiểu đường do Bộ y tế phù hợp theo từng tình trạng bệnh nhân

a. Mục tiêu cần đạt được:

• HbA1c < 7 mmol/L

• Glucose trước khi ăn: 80-130 mg/dL (4.4-7.2 mmol/L)

• Glucose sau khi ăn:

• Huyết áp: Tâm thu

Nếu đã có biến chứng thận: Huyết áp <130/85-80 mmHg

• Lipid máu: LDL cholesterol

LDL cholesterol

Triglycerides

HDL cholesterol >40 mg/dL (1,0 mmol/L) ở nam và >50 mg/dL (1,3 mmol/L) ở nữ.

** Điểm bạn cần lưu ý, tùy theo tình trạng của mỗi bệnh nhân khác nhau, có mục tiêu và cách điều trị phù hợp.

Metformin được sử dụng trong điều trị tiểu đường tuýp 2 

b. Phác đồ điều trị tiểu đường bộ y tế, kết hợp bằng thuốc và điều chỉnh lối sống:

• PĐ 1: Giảm cân nếu thừa cân + điều chỉnh chế dinh dưỡng và vận động +/- metformin

• PĐ 2: Thay đổi lối sống + Sử dụng thuốc metformin + 1 loại thuốc khác (nếu sau 3 tháng HbA1c không đạt mục tiêu)

• PĐ 3: Thay đổi lối sống + Sử dụng thuốc metformin + 2 loại thuốc khác (nếu sau 3 tháng HbA1c không đạt mục tiêu)

• PĐ 4: Sử dụng thuốc viên + tiêm insulin liên tục +/- thuốc không phải insulin (nếu sau 3 tháng HbA1c không đạt mục tiêu)
Các loại thuốc điều trị ĐTĐ gồm có: Metformin, thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natri-glucose (SGLT2i), Sulfonylurea. Glinides, Pioglitazon, Ức chế enzym alpha glucosidase. Ức chế enzym DPP-4, Đồng vận thụ thể GLP-1, Insulin.

*** Tùy theo tình trạng bệnh nhân và có sự theo dõi trong từng giai đoạn điều trị, bác sỹ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Như đã đề cập ở trên, để điều trị tiểu đường hiệu quả, cũng như phòng ngừa căn bệnh nghiêm trọng này, phác đồ điều trị tiểu đường Bộ y tế luôn kèm theo các biện pháp hỗ trợ điều trị bằng việc điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mỗi bệnh nhân hay phòng ngừa bệnh cho ai chưa mắc bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ.

(Trong bài viết, chúng tôi có tham khảo tài liệu trong quyết định 339/QĐ-BYT ban hành ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng tôi luôn muốn chia sẻ đến bạn rằng, bạn muốn khỏe, trước phải hiểu để khỏe phải như thế nào, rồi sau cứ thế tuân theo, thì sẽ có một sức khỏe hoàn hảo, bạn nhé! Đó là lối sống chủ động mà chúng ta ai cũng nên áp dụng trong cuộc sống.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 428
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol