Những món ăn chữa bệnh tiểu đường cho bệnh nhân thừa cân béo phì
Bạn thân mến!
Ở Bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng và cũng khó tuân thủ nghiêm túc nhất đó là chế độ ăn uống, vì những cơn thèm ăn, nhất là món ăn ngọt sẽ khiến người bệnh “không làm chủ được mình” và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, khó ổn định đường huyết cũng vì lý do này.
Nhiều bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 thường đi kèm với tình trạng thừa cân béo phì, nó khiến gia tăng nguy cơ xảy đến sớm hơn các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, mỡ máu, tim mạch, khớp, gout, thận,…
Vậy những món ăn chữa bệnh tiểu đường được lựa chọn và chế biến như thế nào mới phù hợp và duy trì các chỉ số lý tưởng cho bệnh nhân? Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
(Ảnh minh họa. Internet)
Nội dung
Những món ăn chữa bệnh tiểu đường nên chú trọng sử dụng loại thực phẩm như thế nào?
Bệnh nhân cần phải hiểu rằng, chúng ta không sử dụng thiên lệch loại thực phẩm nào, hay kiêng khem hoàn toàn loại chất nào, điều quan trọng hơn hết chính là đầy đủ dưỡng chất mà cơ thể cần bổ sung hàng ngày.
Thêm nữa, cần chọn những thực phẩm phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường, chứ không phải dành cho người bình thường.
Một số cách chọn thực phẩm cho bạn, để tự mình chế biến những món ăn ngon hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tại nhà nhé!
• Rau xanh và trái cây là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường cũng như người bình thường; Cho nên, bổ sung chế độ rau xanh nhiều hơn các thực phẩm khác là điều cần thiết và nên làm. Bệnh nhân nên chọn các loại rau xanh và trái cây ít ngọt, nhiều chất xơ, chứa nước sẽ giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, trao đổi chất trong cơ thể được thuận lợi.
Cung cấp lượng chất xơ dồi dào hàng ngày vào cơ thể còn hỗ trợ phục hồi tuyến tụy, tăng độ nhạy của insulin cho quá trình chuyển hóa; Rau xanh và trái cây còn giúp ổn định đường huyết tự nhiên, tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể chủ động.
Rau xanh và trái cây còn giúp bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân béo phì hạn chế được lượng mỡ dư thừa, tăng thải loại mỡ xấu ra ngoài.
Một dĩa cơm, phần rau + trái cây chiếm đến ½ phần, còn lại là các thực phẩm khác.
• Nên ăn các loại cá béo như cá hồi, các mòi, các ngừ, cá cơm, cá trích,… khoảng 3-4 bữa/ tuần;
• Chọn các loại thịt nạc, đã bỏ da và phần mỡ như thịt bò, thịt heo bỏ da và mỡ; ức gà,…
• Các loại hạt, ngũ cốc còn nguyên hạt, gạo lứt, nếp lứt, yến mạch,…
• Một số chế phẩm từ sữa và trứng như sữa tươi không đường, sữa chua, trứng gà, vịt, cút,…
• Sử dụng các loại dầu từ thực vật như dầu oliu, đậu nành, mè khoảng 300mg/ ngày
Cách chế biến những món ăn chữa bệnh tiểu đường dành cho bệnh nhân bị thừa cân béo phì
(Ảnh minh họa. Internet)
Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường, cần thiết phải được duy trì đúng cách hàng ngày, vừa phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, vừa phải duy trì được chỉ số đường huyết lý tưởng, nhắm đến hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường nên giảm ăn mặn và nên ăn nhạt;
Các món ăn thanh đạm sẽ giúp cơ thể được giảm tải, không mất nhiều công sức để tiêu hóa, cũng như giúp người bệnh bớt mệt mỏi;
Nên chế biến các món ăn bằng cách luộc, nướng, kho, hầm, hạn chế món chiên xào nhiều dầu mỡ;
Không nên ăn quá no trong một bữa, vì có thể làm tăng đường đột ngột và làm cơ thể trở nên mệt mỏi, nguy cơ tăng cân cao;
Đối với bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân béo phì, cần phải giảm lượng thực phẩm dùng trong bữa ăn để giảm tải cho cơ thể và sử dụng bớt lượng mỡ dư thừa, giảm cân nặng áp lực lên các khớp xương và các cơ quan trong cơ thể.
Nếu tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh có thể duy trì một chỉ số đường huyết ổn định lâu dài
(Ảnh minh họa. Internet)
Những món ăn chữa bệnh tiểu đường nên được lựa chọn theo sở thích, khẩu vị của mỗi bệnh nhân khác nhau, đồng thời cần phải tuân thủ một thực đơn lý tưởng, an toàn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Các chất đạm, béo, đường và vitamin & khoáng chất từ rau xanh, trái cây được cung cấp đầy đủ, vừa lượng sẽ giúp duy trì được chỉ số đường huyết lý tưởng, không bị trồi sụt thất thường. Điều này đã có rất nhiều bệnh nhân tuân thủ thành công và đạt được chỉ số đường huyết tự nhiên.
Tuy nhiên, để an toàn nhất, bệnh nhân cần có hướng dẫn cụ thể của chuyên gia về dinh dưỡng tiểu đường và áp dụng song song với phác đồ điều trị bằng thuốc, để đảm bảo lượng đường huyết không tăng/ hạ đột ngột, gây nguy hiểm.
Bệnh nhân cần nhớ, chớ quá kiêng khem thực phẩm chứa đường vì có thể làm cho cơ thể hạ đường huyết, huyết áp đột ngột, hoặc cơ thể bị suy nhược sẽ rất nguy hiểm.
Kết luận, những món ăn chữa bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh chủ động hơn với căn bệnh của mình, giúp ổn định đường huyết tự nhiên và ngăn chặn nguy co bùng phát sớm các biến chứng.
Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 được các chuyên gia tại Mỹ tin dùng trong các phác đồ điều trị cho bệnh nhân.
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Nếu bạn hiểu được tầm nguy hiểm của căn bệnh, thì sẽ nghiêm túc tuân thủ một lối sống khoa học ngay bây giờ!
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!