Các nguyên nhân và triệu chứng bệnh gout theo từng giai đoạn

 

Bạn thân mến!

Bệnh gout diễn biến theo bốn giai đoạn khác nhau, từ khi ủ bệnh chưa có triệu chứng, đến cơn gout cấp đầu tiên và chuyển sang giai đoạn gout mạn tính. Tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng bệnh gout từng giai đoạn sẽ giúp bạn kịp thời có biện pháp phòng ngừa và theo dõi căn bệnh của mình ngày từ mới phát khởi.

Tại thời điểm gout mới hình thành, chỉ số axit uric vượt ngưỡng cho phép trong cơ thể, nếu được kiểm soát tốt bạn sẽ có thể kìm hãm căn bệnh nan y này.

Vậy nguyên nhân của bệnh gout là gì và các triệu chứng bệnh gout thể hiện như thế nào? Bệnh nhân cần đề phòng và tự điều chỉnh như thế nào? Có cần dùng thuốc không? 

(Ảnh minh họa triệu chứng gout cấp tính) 

Mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu các vấn đề nêu trên!

Nguyên nhân và các triệu chứng bệnh gout theo từng giai đoạn của bệnh?

Trước khi áp dụng bất cứ một phương pháp điều trị nào, bản thân bệnh nhân cần phải hiểu rõ về căn bệnh gout xuất phát từ nguyên nhân gì và triệu chứng ra sao?

• Nguyên nhân của bệnh gout xuất phát từ đâu?

Do lượng rượu bia và các loại thực phẩm chứa nhiều nhân purine được đưa liên tục vào cơ thể trong thời gian dài, gây mất cân bằng, làm rối loạn quá trình trao đổi chất bình thường trong cơ thể.

Chủ yếu, mắc phải ở nam giới thường xuyên nhậu nhẹt từ 5 – 7 năm trở lên hoặc những bệnh nhân béo phí. Tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, thuận lợi cho bệnh gout phổ biến hơn.

• Các giai đoạn ủ bệnh và phát bệnh của bệnh gout với các triệu chứng đi kèm là gì?

Có 4 giai đoạn phát triển bệnh:

+ Giai đoạn 1: Nồng độ axit uric trong máu cao nhưng không có triệu chứng.

+ Giai đoạn 2: Viêm khớp cấp tính hay cơn đau gout cấp tính.

Khi tinh thể urat bắt đầu tích tụ nơi chất dịch của khớp, cơ thể phản ứng sưng đột ngột, thường sau một bữa ăn nhiều rượu thịt, sau chấn thương, sốc tâm lý, nhiễm khuẩn,…

Các triệu chứng kèm theo: sưng, đỏ, nóng, đau nhức, thường kéo dài tù 3 – 10 ngày, thì khớp mới trở lại bình thường.

Khoảng 25% bệnh nhân gout sẽ bị sỏi thận.

Khoảng từ 30 – 40% bệnh nhân bị sỏi thận dẫn đến gout.

+ Giai đoạn 3: Đau cách khoảng

Sau cơn gout cấp đầu tiên, cơn đau thứ hai có thể tái phát lại sau 6 tháng, 2 năm, hoặc lâu hơn, tùy theo quá trình điều chỉnh chế độ ăn uống vận động của bệnh nhân.

Lần tái phát tiếp theo của cơn gout cấp, có thể đau hơn, thời gian kéo dài lâu hơn và đau nhiều khớp.

+ Giai đoạn 4: Gout mạn tính.

Đây là giai đoạn bệnh đã có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến toàn diện cơ thể như tim mạch, thần kinh, mạch máu, sỏi thận,…

Tại khớp xuất hiện hạt tophi dưới da, gây biến dạng khớp, có thể bị phá hủy sụn khớp nếu như không được điều trị kịp thời.

Chính hạt tophi này, sẽ hòa tan lại vào máu, khiến cho cơn gout cấp xảy đến nhanh hơn và nhiều hơn.

Hiện nay có nhiều loại thuốc giúp kìm hãm sự tiến triển của bệnh, nên các biến chứng nghiêm trọng của bệnh gout ít tác động đến sức khỏe của bệnh nhân.

Khắc phục nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh gout sẽ giảm?

Đối với bệnh gout, việc chính yếu cần làm đó là khắc phục từ nguyên nhân sinh bệnh, song song với áp dụng phương pháp điều trị giúp đào thải axit uric ra ngoài và ngăn nguồn viện trợ axit uric vào cơ thể.

Vậy khắc phục nguyên nhân gây bệnh gout như thế nào?

Lượng axit uric tăng cao trong máu, gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng của bệnh gout. Giảm lượng chất này trong máu và đưa về mức cần thiết cho cơ thể là điều cần thiết phải làm trước.

• Điều chỉnh lối sống:

Thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lý mỗi ngày, sẽ giúp ngăn chặn tích tụ thêm axit uric trong máu và tinh thể urat nơi các khớp tay chân.

• Đào thải axit uric ra ngoài:

Kết hợp với điều chỉnh lối sống, cần lựa chọn phương pháp điều trị hữu hiệu, vừa giúp giảm lượng axit uric trong máu, vừa an toàn, không có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh. Có thể kể đến các cách sau:

+ Dùng các bài thuốc dân gian gia truyền từ các loại thảo dược quen thuộc, có tác dụng tốt đến bệnh gout như chuối hột, dưa chuột, lá tía tô, các loại trái cây giàu chất anthocyanin,…

+ Các phương pháp y học cổ truyền như khí công, dưỡng sinh, châm cứu, diện chẩn,…

+ Các loại thảo dược giúp phục hồi chức năng tự nhiên cho cơ thể, nhằm tự điều chỉnh từ vấn đề sinh ra bệnh.

Tất cả chúng ta cần phải hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh gout mới giúp ngăn chặn sự bùng phát căn bệnh này trong dân số

Phương pháp điều trị dù hay đến đâu, nhưng nếu bản thân chúng ta không ý thực được tầm quan trọng của việc phòng ngừa căn bệnh, để không ghé thăm mình, thì bệnh gout sẽ ngày càng phổ biến trong dân số.

Nhờ sự phát triển vượt bậc trong nền công nghiệp, xã hội hóa, cuộc sống đủ đầy,… kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng từ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, đời sống tinh thần giảm sút, áp lực, căng thẳng, cạnh tranh liên tục,…

Cơ thể con người không còn được che chắn bằng áo giáp sức đề kháng tự nhiên thì bệnh tật sẽ tự nhiên vào.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 474
Dược sĩ Duy |

Dược sĩ Duy, Cử nhân có 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý thuộc chuyên ngành Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, đặc biệt là bệnh lý thuộc các lĩnh vực: Bệnh Gout, Cơ xương khớp, thần kinh, chấn thương, kỹ thuật chỉnh hình và nhi khoa