Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn cần biết khi mang thai

 

Bạn thân mến!

Bất cứ bà mẹ nào đang mang thai, đều mong muốn quá trình mang thai được thuận lợi và em bé khi chào đời đều khỏe mạnh, bình an. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tuy còn rất thấp nhưng không phải thế mà chúng ta chủ quan.

Cần thiết trước khi mang thai, bạn phải hiểu rõ về nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ để phòng tránh khi mang thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Vậy mắc bệnh tiểu đường do nguyên nhân gì? Và những người phụ nữ nào dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhất? Mời bạn đọc tiếp nội dung bài viết dưới đây, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhằm bảo vệ chính sức khỏe của bạn, người thân và em bé.

Hình ảnh minh họa tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Có hai trường hợp sản phụ mắc tiểu đường trong giai đoạn mang thai:

• Thứ nhất, người mẹ đã bị mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai, trường hợp này sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe cả mẹ và em bé.

• Thứ hai, trong giai đoạn mang thai, do biến đổi và rối loạn trong cơ thể, người mẹ bị mắc tiểu đường hay bệnh tiểu đường thai kỳ, trường hợp này, bệnh sẽ hết sau khi sinh em bé.

Trong giai đoạn thai nghén, hormone nội tiết của người phụ nữ thay đổi mạnh mẽ, gây nhiều rối loạn nội tiết.

Đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, do các rối loạn bên trong, khiến cho tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để phân giải glucose đến tế bào, làm tăng lượng đường huyết.

Cần kể đến một vài nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ như:

• Béo phì

• Bà mẹ mang thai trên 35 tuổi

• Gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường từ cha mẹ, ông bà.

• Lần mang thai trước người mẹ cũng bị mắc tiểu đường thai kỳ

• Cân nặng của em bé sinh ra trên 4kg.

Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng, chỉ có khoảng 3 – 6% phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bạn được không?

Xem tại đây >>> Phương pháp ổn định đường huyết.

Bệnh tiểu đường thai kỳ có phải do nguyên nhân từ chế độ ăn uống trong quá trình mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hiện nay vẫn chưa thể xác định nguy cơ nào cao nhất để chúng ta phòng ngừa. Trong đó, đương nhiên sẽ có ảnh hưởng từ lối sống của bạn và gia đình.

Nhiều phụ nữ thèm ăn nhiều độ ngọt hơn trong quá trình mang thai, hay mệt mỏi nên ít vận động, tinh thần thất thường do bên trong cơ thể thay đổi,… khiến cho thân thể và tinh thần không được cân bằng, là cơ hội cho bệnh tật xâm nhập.

Khi bạn có sức đề kháng mạnh mẽ, và một lối sống lành mạnh, điều độ, vui vẻ, tích cực,… sẽ giúp bạn ngăn chặn được mọi bệnh tật, ngay cả khi có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.

Có những nguy cơ nào ảnh hưởng đến bà mẹ và thai nhi nếu như bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt?

Sản phụ kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách nào và thời điểm nào là thích hợp?

Nguy cơ làm ảnh hưởng đến bà mẹ và em bé nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ?

Với mẹ,

+ Dễ bị tai biến sản khoa như tăng huyết áp (khoảng 10%) so với phụ nữ bình thường.

+ Tỷ lệ tiền sản giật đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ (khoảng 12%), trong khi phụ nữ bình thường (chỉ khoảng 8%).

+ Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên trong 3 tháng đầu.

+ Mẹ có thể mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2 sau sinh.

Với thai nhi,

+ Nguy cơ cao trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 trong tương lai.

+ Những nguy hiểm của người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến an toàn và sức khỏe của thai nhi.

Cần phải kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ như thế nào?

• Trước khi mang thai, cả cha và mẹ cần phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát, nhằm tầm soát các căn bệnh có thể di truyền cho thai nhi và trong giai đoạn mang thai.

• Người mẹ trước và trong quá trình mang thai, phải luôn đảm bảo sức khỏe, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động điều độ, nhất là phải đảm bảo một tinh thần thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng kéo dài.

• Trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, cần phải kiểm tra lượng đường trong máu, để kịp thời phát hiện có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không, nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

• Chế độ ăn uống cần phải phù hợp, hạn chế đồ ngọt, các loại nước uống kích thích, ăn nhiều hơn rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, hạt,…

• Vận động điều độ hàng ngày, tập các bài thể dục nhẹ nhàng và vận động toàn thân.

• Thiền định và các bài tập yoga giúp tĩnh tập và an nhiên từ bên trong nội tâm, như vậy sẽ giúp bạn có thể chống chọi với mọi biến cố trong cuộc sống, và nâng cao sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.

Bất cứ bà mẹ nào, đều có thể kiểm soát tốt nhất các nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ, một khi chúng ta luôn duy trì một đời sống quân bình và vui vẻ.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 451
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol