Những nguy hiểm bệnh tiểu đường thai kì – Những điều cần biết để giữ an toàn cho mẹ & bé
Bạn đọc thân mến!
Thai nghén là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự xuất hiện các rối Loại điều hòa đường huyết do trong cơ thể của người phụ nữ tăng tình trạng kháng insulin sinh lý đồng thời thiếu hụt insulin tương đối do nhu cầu cơ thể khi mang thai.
Trong cả quá trình mang thai, người phụ nữ trung bình tăng 10kg, ở nửa đầu thai kì có sự tăng nhạy cảm của insulin tạo điều kiện cho sự tích lũy mỡ của cơ thể người mẹ, sự tích mỡ đạt tối đa vào giữa thai kì.
Nội dung
Đến nửa sau của thai kì xuất hiện sự kháng insulin song song với sự phát triển của thai nhi dẫn tới nhu cầu insulin của người mẹ tăng lên, trong khi đó sự kháng insulin tại tổ chức ngoại vi dẫn tới sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi giảm. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ được hồi phục khi người mẹ sinh xong.
Bệnh tiểu đường thai kì không những gây ảnh hưởng tới quá trình mang thai của người mẹ mà nó còn ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi và gây ảnh hưởng về sau cho người con nếu thai phụ không kiểm soát tốt.
Vậy những nguy hiểm của bệnh tiểu đường gây ra cho người mẹ và thai nhi ra sao, Mời quý độc giả cùng POCACO tìm hiểu rõ hơn trong nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng như thế nào tới người mẹ?
Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt, khả năng gây nhiễm toan ceton là rất cao và gây hại cho người mẹ.
Bệnh mạch máu tăng song hành với việc kiểm soát đường huyết kém ở thai phụ. Ví dụ bệnh lý về thận, nếu kết hợp với tình trạng tăng huyết áp, nó sẽ gây ra tình trạng tiền sản giật ở người mẹ và thai chết lưu có thể xảy ra.
Tiểu đường thai kỳ có thể làm xấu đi tình trạng chức năng thận, võng mạc, xuất hiện tình trạng tăng huyết áp. Nếu thai phụ có tiền sử về bệnh lý võng mạc, rất dễ dẫn tới bệnh võng mac tăng sinh, đây là nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, bệnh tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng tổn thương mạch vành và gây chết đột ngột. Các biến chứng hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như viêm thận, bể thận, nhiễm trung đường tiết niệu – một trong những nguyên nhân đẻ non hoặc nhiễm đôc thai nghén.
Bệnh tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng như thế nào tới trẻ?
Vấn đề ảnh hưởng thế nào chưa có một câu trả lời xác định, điều này còn tùy thuộc vào ý thưc kiểm soát lượng đường huyết của thai phụ như thế nào. Lượng đường nếu được quản lý chặt chẽ và sát với điều kiện sinh lý sẽ ít gây ảnh hưởng tới thai nhi hơn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc kiểm soát đường máu kém ở những tuần đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ di dạng của thai nhi. Và nếu 3 tháng cuối thai kỳ, nếu sản phụ để lượng đường huyết tương quá cao sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ khi sinh ra. Điều này là do đường có thể xâm nhập qua nhau thai và gây ảnh hưởng tới thai nhi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy insulin không thể thấm qua nhau thai nên không thể kiểm soát đường huyết nếu như mẹ để lương đường huyết quá cao.
Hậu quả của tình trạng này sẽ kích thích thai nhi tăng kích thích sản xuất insulin và gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm như:
* Hiện tượng thai nhi nặng cân
* Ngăn cản quá trình hoàn thiện phổi và một số cơ quan khác gây ra hiện tượng xẹp phổi ở trẻ
* Gây hạ đường huyết sau sinh cho trẻ
Một số trường hợp ít gặp hơn là thai chết lưu không rõ nguyên nhân
Kiểm soát đường máu của mẹ sẽ làm giảm môt nửa các yếu tố nguy cơ tăng cân ở trẻ sơ sinh, chậm hoàn thiện bộ máy hô hấp.
Mục tiêu đường máu khi mang thai là gì?
Mục tiêu đường huyết ở thai sản được tóm trong bảng sau:
Thời gian đo |
Đường máu mg/dl (mmol/l) |
Trước bữa ăn sáng |
60-90 (3.3-5.0) |
Trước bữa ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ |
60-105 (3.3-5.8) |
2 giờ sau ăn |
60-120 (3.3-6.7) |
2-6 giờ sau ăn |
60-100 (3.3-5.6) |
HbA1c |
<7% |
Việc duy trì đường máu trong suốt thời kỳ thai nghén là một vấn đề tương đôi khó khăn. Trong 3 tháng đầu, nguy cơ hạ đường huyết thường xảy ra cao hơn và thường xảy ra vào ban đêm, lúc này cơ thể mẹ đang nghỉ ngơi và nguồn năng lượng hầu như không được cung nạp nhưng thai nhi vẫn hoạt động và yêu cầu năng lượng từ người mẹ.
Trong giai đoạn sớm của 3 tháng cuối thai kỳ, lượng insulin cần thiết có thể tăng từ 50-100%, lúc này thai phụ dễ nhiễm ceton nhất. Lúc này liệu insulin có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp 3 so với lúc bình thường.
Làm thế nào để theo dõi lượng đường huyết của người mẹ?
Tự theo dõi bằng máy đo đường huyết cá nhân tại nhà: Với sản phụ, đây là một việc làm bắt buộc. Sản phụ cần biết các số đo đường huyết tại các thời điểm: lúc đói, trước ăn, 2h sau ăn
Đường máu ở vào khoảng 2-3 giờ sáng là rất quan trọng đối với tiểu đường thai kì, nhất là những sản phụ có tiền sử tăng đường huyết vào ban đêm.
HbA1c: kiểm tra này thường được thực hiện nhắc lại sau 4-6 tuần ở tiểu đường thai kì.
Nước tiểu: tìm ceton niệu lúc đói hàng ngày là cần thiết để kiểm soát nhiễm ceton ở thai phụ, nếu lượng đường máu cao >11,1mmol/l (200mg/dl)
Nguyên tắc điều trị insulin cho tiểu đường thai kỳ là gì?
Để kết quả điều trị bệnh tiểu đường thai kì với insulin mang lại hiệu quả, bạn cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:
- Liều lượng dùng phải phụ thuộc vào chỉ số đường huyết lúc đói, những loại thực phẩm sản phụ dùng, vào chế độ luyện tập cũng như công việc của sản phụ.
- Chế độ ăn uống và luyện tập khi dùng thuốc cần được cân nhắc kỹ lưỡng
- Thông thường, liều lượng cho sản phụ là 3-4 mũi tiêm/ngày
Có thể phối hợp nhiều loại insulin nhanh, bán tổng hợp hoặc phối hợp để duy trì nồng độ đường huyết ở mức độ cho phép.
Quản lý bệnh tiểu đường thai kỳ là một việc làm hết sức quan trọng với tất cả những ai mắc phải. Tiên lượng xấu hay tốt đều phụ thuộc vào ý thức và hành động của các thai phụ. Bạn có thể gặp bác sĩ và cùng họ lập ra những biện pháp và kế hoạch phù hợp cho bản thân mình. Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh, một chế độ ăn uống khoa học cũng như chế độ luyện tập thường xuyên là những vấn đề quan trọng và thiết yếu trong việc kiểm soát đường huyết của bạn.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe trong suốt quá trình mang thai của mình!