Mướp đắng điều trị tiểu đường bao lâu mới đạt hiệu quả?

Bạn thân mến!

Bạn có thích ăn mướp đắng không? Đối với nhiều người, loại quả luôn được loại bỏ ra khỏi thực đơn - vì “đắng”, nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường, mướp đắng điều trị tiểu đường hữu hiệu cho điều trị và cũng sử dụng như một món ăn, thức uống hàng ngày vô cùng tiện lợi.

Đây là bài thuốc hỗ trợ điều trị an toàn cho các phương pháp điều trị khác, nên nếu lỡ bạn không ăn được loại quả dược này, thì hãy tập ăn đi nhé!

Trong bài chia sẻ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng điều trị của loại quả này và đánh giá về thời gian hiệu quả của bài thuốc này nhé!

(Mướp đắng là một vị thuốc quý điều trị bệnh)

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây!

Theo Giáo sư Souad El Gengaihi thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia (NRC) Ai Cập kết luận “Mướp đắng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc về tiêu hóa, nhưng nhiều nghiên cứu tại các quốc gia khác hiện nay, mướp đắng được nhận định, giúp chống lại tiểu đường. Mướp đắng có khả năng ức chế chuyển hóa và hấp thu đường, ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết ở người tiểu đường”.

Từ nghiên cứu này, chiết xuất từ nhựa mướp đắng đã được thử nghiệm trên các tình nguyện viên bị mắc bệnh tiểu đường, đã kiểm soát thành công lượng đường huyết.

Vậy nhờ điều gì mà quả mướp đắng điều trị tiểu đường lại đạt được công hiệu như vậy?

Trong quả mướp đắng có thành phần dược liệu nào tác dụng đến vấn đề gây bệnh và giúp ổn định đường huyết?

Thông thường, bệnh nhân phải tiêm insulin vì enzyme dạ dày sẽ phá hủy insulin bằng đường uống. Tuy nhiên hoạt chất được tìm thấy trong quả mướp đắng có tác dụng đặc biệt, giúp bảo vệ sự phá hủy insulin từ các enzyme này.

Mướp đắng (hay khổ qua) cùng họ với bầu bí, mọc phổ biến ở vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Việt Nam chúng ta coi quả mướp đắng không chỉ là dược thảo, mà còn là món ăn, thức uống hàng ngày ngon miệng và thanh mát.

Trong quả mướp đắng chứa hoạt chất charantin có tác dụng hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, quả mướp đắng giúp tăng thành phần oxy hóa glucose, giảm sự hấp thu glucose vào tế bào, giảm hoạt tính của men tổng hợp, có tác dụng sinh học như các tế bào insulin, giúp ổn định đường huyết và rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Thành phần được chiết xuất ra từ hạt của quả mướp đắng giúp phân giải lượng đường, có tác dụng chuyển hóa lượng đường dư thừa trong cơ thể thành năng lượng, giảm béo, giảm mỡ đọng lại trong các tế bào cơ thể và thành mạch máu. Giúp kiểm soát tốt nhất các nguy cơ và ngăn chặn sự tiến triển của các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường.

Vị đắng trong quả mướp đắng có chứa nhiều axit amino, giúp chống lại và tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả.

Mướp đắng còn giúp sáng mắt, chống lại các tổn thương mắt do tiểu đường gây ra, nhờ chứa nhiều tiền tố tạo nên vitamin A – loại vitamin bổ mắt. Kết hợp với vitamin C và các hoạt chất khác trong quả mướp đắng, có tác dụng lợi tiểu, bổ sung khí huyết, tuần hoàn máu tốt hơn, hạn chế bệnh về mắt do bị oxy hóa.

(Mướp đắng có thể dùng cả rễ thân lá quả để điều trị bệnh)

Bài thuốc này, bệnh nhân nên cần áp dụng bao nhiêu lâu mới đạt được hiệu quả?

• Bài thuốc hỗ trợ trị tiểu đường từ quả mướp đắng:

Thành phần: Mướp đắng 150 gam, đậu phụ trắng 100 gam. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột thái lát nhỏ, xào to lửa to bằng dầu cho chín tái, rồi cho đậu phụ trắng cắt nhỏ vào xào đều, nêm nếm gia vị vừa phải, không mặn, tiếp tục xào chín cho đến khi ăn được, ngày ăn 1 lần.

• Các món ăn thông dụng từ quả mướp đắng: Tất cả các món ăn từ mướp đắng đều có thể sử dụng hàng ngày để hỗ trợ bệnh và bồi bổ sức khỏe:

+ Khổ qua dồn thịt heo nạc:

+ Khổ qua xào trứng

+ Khổ qua kẹp dăm bông

+ Canh khổ qua

+ Khổ qua luộc

• Các món nước từ mướp đắng:

1 kg quả mướp đắng tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ với một lượng nước vừa đủ.

Nước 1: Cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đem đun sôi 15 phút.

Nước 2: Cho thêm nước vào bã (500ml nước : 1kg) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước.

Nước 3: Cho thêm nước vào bã lần 3 (300ml nước: 1kg) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước.

Cuối cùng, bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút. Để nguội chia đều dùng trong ngày.

* Chú ý: Mướp đắng không hợp với huyền sâm, bệnh nhân tuyệt đối không dùng chung với dược liệu này và các chế phẩm từ huyền sâm.

Vẫn chưa có kết luận nào nói rằng bao lâu sử dụng mướp đắng điều trị tiểu đường đạt hiệu quả, còn phụ thuộc rất nhiều vào người bệnh, sự kiên trì và cơ thể hấp thu.

Các bài thuốc dân gian như mướp đắng điều trị tiểu đường đạt được hiệu quả phải cần duy trì song song với lối sống khoa học

Tuy các công dụng tuyệt vời của mướp đắng được khoa học nghiên cứu, nhưng bệnh nhân vẫn cần phải chú ý kết hợp cùng với các phương pháp điều trị bằng thuốc, thảo dược khác sẽ đạt được hiệu quả cao trong điều trị.

Một điều quan trọng không kém đó là duy trì lối sống khoa học:

• Chế độ ăn uống đầy đủ và khoa học

• Vận động thể dục thể thao phù hợp và điều độ mỗi ngày

• Tinh thần lạc quan và luôn vui vẻ, tích cực

• Luôn quan tâm tầm soát các biến chứng của bệnh, theo dõi đường huyết trong các thời điểm trong ngày(trước/ sau ăn – ngủ- luyện tập/làm việc) để có cách kiểm soát tốt nhất các dấu hiệu tăng/ giảm, rất nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

Kết luận, bài thuốc dùng mướp đắng điều trị tiểu đường hẳn là không có xa lạ với bệnh nhân, việc linh hoạt sử dụng khéo léo dược thảo này cùng với các phương pháp điều trị, cùng với điều chỉnh lối sống, chắc chắn, bạn sẽ đạt được chỉ số ổn định đường huyết và kiểm soát các biến chứng nguy hiểm.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Thuốc luôn ở bên cạnh bạn, chúng ta hãy nên sử dụng thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nhé!

5 | ★ 396
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol