Mục tiêu điều trị tiểu đường quan trọng bệnh nhân cần lưu ý gì?

 

Bạn thân mến!

Mục tiêu điều trị tiểu đường rất quan trọng cho bệnh nhân, một là, bệnh nhân cần đặt ra mục tiêu điều trị cho chính mình, ví dụ như chỉ số đường huyết trong 60 ngày tới, hay cần tuyệt đối tuân thủ chế độ ăn uống trong 1 tháng,…; hai là, mục tiêu điều trị bệnh là điều chỉnh được vấn đề của căn bệnh là đích đến.

Khi đã nắm rõ mục tiêu điều trị, thì bệnh nhân cứ thế thẳng tiến đến mà không cần phải suy nghĩ gì thêm nữa, đó là cách giúp bệnh nhân kiên định với những “cám dỗ” do bên ngoài hay khi lúc lười biếng.

(Biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường) 

Mời bạn đọc tiếp trong bài viết để tìm hiểu thêm về nội dung này!

Ổn định đường huyết luôn là mục tiêu điều trị tiểu đường quan trọng cho mọi đối tượng bệnh nhân

Khi đường trong máu tăng cao hay hạ thấp đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho tính mạng của bệnh nhân, đi kèm các biến chứng cấp và mạn tính như:

** Biến chứng cấp tính:

• Tăng hoặc hạ đường huyết

• Chóng mặt, mệt mỏi

• Khát nước nhiều

• Đói nhiều

• Đi tiểu nhiều nhất là vào ban đêm

• Bị dị ứng ngứa ngay, nổi mẩn ngứa, phát ban

• Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân và không có chủ đích

• Mờ mắt

• Tê rần các ngón tay nơi xa máu khó lưu thông đến.

** Biến chứng mạn tính:

• Hệ thần kinh

• Tim mạch

• Mạch máu

• Võng mạc mắt

• Thận

• Nhiễm trùng

• Gan nhiễm mỡ

• Loãng xương

Bạn cần phải kiểm soát lượng đường huyết, và các biến chứng chứng cấp và mạn tính nguy hiểm, luôn giữ điểm an toàn nhất cho tính mạng, đó là mục tiêu hàng đầu mà bệnh nhân cần phải luôn luôn ghi nhớ.

Phục hồi tụy và toàn diện cơ thể là mục tiêu điều trị tiểu đường cần phải chú trọng thì bệnh nhân mới cải thiện được vấn đề sinh ra bệnh

Các cơ quan trong cơ thể hầu như bị ảnh hưởng do bệnh tiểu đường, các biến chứng ngày càng phát triển và có dấu hiệu nặng hơn, nếu như việc kiểm soát chế độ ăn uống sinh hoạt và chỉ số đường huyết của bệnh nhân không đạt hiệu quả, hoặc các phương pháp hỗ trợ điều trị bằng thuốc chưa đem lại kết quả cao, mà ngược lại, còn đưa thêm tác dụng phụ.

Tụy là cơ quan duy nhất đảm nhận nhiệm vụ sản sinh ra insulin cho toàn bộ quá trình trao đổi các chất cho các tế bào trong cơ thể. Khi bị tiểu đường, một trong những nguyên nhân sâu xa, đó là do tụy bị tổn thương; kém hoạt động; hoặc lượng insulin sản sinh ra không đủ, độ nhạy cảm kém; hay cơ thể người bệnh kháng lại chất nội tiết này;… Có rất nhiều nguyên nhân.

Nếu mọi phác đồ điều trị chỉ chăm chăm ổn định đường huyết nhưng lơ là phục hồi tụy và các cơ quan bị tổn thương khác trong cơ thể, kể như bệnh khó kiểm soát tốt được.

Hai sự phối hợp sau cần phải được kết hợp để đạt được mục tiêu này, đó là:

1/ Phục hồi chức năng tụy trong việc sản sinh ra insulin đáp ứng đủ cho cơ thể.

2/ Điều chỉnh lối sống: Chính là ngăn những nhân tố bên ngoài từ thực phẩm và lối sống sinh hoạt làm gánh nặng thêm tuyến tụy suy yếu hơn.

Bản thân người bệnh phải kiểm soát các thực phẩm chứa carbohydrate đưa vào cơ thể qua khẩu phần ăn, và cần phải duy trì một chế độ sinh hoạt điều độ: Luyện tập thường xuyên và phù hợp; ngủ nghỉ điều độ tránh làm việc quá sức hay thức khuya;

Việc này, vừa giúp ổn định đường huyết tự nhiên và giúp người bệnh ngăn chặn kịp thời các biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường.

Mục tiêu điều trị tiểu đường phải luôn giữ tinh thần lạc quan cân bằng 

Về mặt tinh thần, bệnh nhân cần phải chuẩn bị tâm lý cho chính mình, xác định mục tiêu điều trị tiểu đường và giữ kiên định

Duy trì một chế độ ăn uống kiêng khem đối với người thường đã khó, thì đối với bệnh nhân tiểu đường - trường hợp bệnh nhân bị béo phì nữa thì lại càng khó khăn gấp bội.

Điều quan trọng ở đây, là mình phải hiểu được hai mục tiêu đã nêu trên; hiểu rõ được các biến chứng ấy đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, và nguy hiểm đến tính mạng như thế nào, từ đó, mới quyết tâm để đẩy lùi bệnh tật.

Nhưng phần đông người bệnh, có tâm lý “nước đến chân mới nhảy”, mặc kệ bệnh tật vì mải lo mưu sinh, khi bệnh tình nặng rồi, chẳng biết phải làm sao nữa, đành vào bệnh viện, bác sỹ bảo sao nghe vậy, áp dụng theo các phác đồ điều trị nặng, bệnh diễn biến phức tạp khiến cho quá trình điều trị lâu và hiệu quả thấp.

Các hậu quả để lại như: cắt cụt chi (do nhiễm trùng lan rộng ở bàn chân); suy thận; mù lòa (võng mạc bị tổn thương do đường huyết tăng cao); Đột quỵ; nhồi máu cơ tim;…

Kết luận, không ai trong chúng ta lại nghĩ đến việc một ngày phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng do bệnh tật gây ra, nhưng nếu người bệnh không có mục tiêu điều trị tiểu đường cùng với sự kiên định để đạt được mục tiêu đó, thì ngày đó sẽ không xa.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Lối sống chủ động là hướng bảo vệ và chữa trị bệnh hiệu quả, nhưng phần đông không ý thức được điều này, mà cứ lần mò, tới đâu hay đấy. Bạn cùng tôi phải làm khác đi nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 298
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol