Món ăn chữa bệnh tiểu đường – Vừa ngon vừa ổn đường huyết?

 

Bạn thân mến!

Nếu món ăn bạn ăn vào cơ thể lành mạnh thì giúp nuôi cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào và ngăn chặn bệnh tật xâm nhập hay phát sinh từ bên trong. Nhưng nếu món ăn chứa quá nhiều những chất béo, calo, đường ngọt,… sẽ khiến cơ thể bạn mất cân đối, gây tích tụ dư thừa và tổn thương bên trong, lâu dần sẽ thành bệnh.

Điều đó có nghĩa, bệnh cũng từ ăn uống mà khỏe mạnh cũng từ ăn uống.

Vậy cách chọn & chế biến món ăn chữa bệnh tiểu đường như thế nào để hỗ trợ bệnh nhân áp dụng tại nhà?

Thực phẩm nào nên và không nên ăn đối với bệnh nhân tiểu đường?

(Món ăn phải đảm bảo ổn định đường huyết. Ảnh internet)

Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!

Bệnh nhân nên sử dụng món ăn chữa bệnh tiểu đường quen thuộc với mình hàng ngày

Trên thị trường, có rất nhiều loại rau củ quả, loại thịt cá, trứng khác nhau. Nhưng có một điều thú vị, chúng ta luôn ăn loanh quanh một vài loại rau, thực phẩm quen thuộc, cứ đổi qua đổi lại như vậy từ ngày này qua ngay khác.

Hoặc là, bạn có thể mở rộng thêm một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để bổ sung cho bữa ăn của mình hàng ngày. Hoặc lựa chọn các thực phẩm thông dụng, vừa rẻ tiền và dễ kiếm nữa.

Để cho đỡ ngán, bạn có thể chế biến nhiều cách khác nhau nhằm khơi dậy vị giác cho mình. Tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ các lưu ý trong chế biến món ăn phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường nhé!

Cần tránh những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Không được bỏ bữa ăn, hoặc ăn quá no hay để quá đói, vì như vậy sẽ làm tăng/ hạ đường huyết đột ngột rất nguy hiểm.

Ngay sau đây, chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên tắc chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn cho bệnh nhân tiểu đường phù hợp để bạn lưu ý nhé!

Quy tắc chế biến và lựa chọn thực phẩm cho các món ăn chữa bệnh tiểu đường như thế nào là hợp lý

(Ảnhvề các thành phần dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần hàng ngày cho bệnh nhân tiểu đường)

Khẩu phần ăn nên được thiết kế theo nguyên tắc sau: ½ dĩa rau xanh & trái cây + ¼ dĩa thành phần đường tinh bột + ¼ dĩa thành phần đạm béo.

Các lưu ý trong quá trình chế biến và lựa chọn thực phẩm thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường:

• Nên ăn nhạt, tỷ lệ muối (trong nêm vào thức ăn và nước chấm) khoảng ít hơn 6g/ ngày.

• Nên ưu tiên chế độ ăn giàu chất xơ, nhiều rau xanh và trái cây ít ngọt.

• Ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp.

• Cần tránh tối đa các thực phẩm chứa lượng carbohydrate cao như đường, mía, các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, nước quả ép, trái cây đóng hộp, mứt, kẹo, chè, mỡ,…

• Các thực phẩm chứa tinh bột: Nên ăn các loại bánh mì không pha trộn với phụ gia như bánh mì đen, gạo lứt, khoai tây, khoai sọ,…

• Nên chọn các loại ngũ cốc thô, chà xát ít nên còn giữ được vitamin và khoáng chất.

• Nên ăn các món luộc, nướng hoặc hầm, tránh các món chiên xào, dầu mỡ.

• Hạn chế các thực phẩm thịt hộp, pate, xúc xích,…

• Nên ăn 2 bữa cá/ tuần, ưu tiên các loại các chứa nhiều Omega 3 như cá hồi, các trích, cá mòi, các ngừ,…

• Chỉ ăn phần thịt nạc bò, gà, heo, vịt,… đã bỏ hết da và mỡ

• Sử dụng các loại dầu chiết suất từ thực vật như dầu oliu, đậu nành, mè, bơ khoảng 300mg/ ngày.

• Thịt đỏ và thịt gia cầm dùng từ 3-4 lần/ tuần

• Bỏ rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích, nếu buộc phải uống thì khoảng 2 ly (200ml)/ ngày.

• Uống nước từ 6- 8 cốc (200ml/cốc) mỗi ngày.

• Nên ăn chín uống sôi, tránh các đồ ăn sống.

Món ăn chữa bệnh tiểu đường cần phải đảm bảo các yếu tố nào?

(Trái cây có chỉ số GI thấp rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ảnh internet)

Bạn biết đấy, bệnh nhân tiểu đường luôn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý, không quá kiêng khem mà cũng không bồi dưỡng, hay ăn uống vô tội vạ.

• Cần nhất là đủ chất, để duy trì được nguồn năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày, vừa ổn định được chỉ số đường huyết lý tường.

Đảm bảo 4 thành phần dinh dưỡng/ khẩu phần hàng ngày:

+ Chất đường bột (carbohydrate)

+ Chất đạm (Glucide)

+ Chất béo (Lipid)

+ Chất xơ, vitamin khoáng chất từ rau củ quả.

• Món ăn trong từng bữa phải đảm bảo đủ lượng năng lượng cần thiết cho hoạt động của từng người. Vì mỗi cơ địa, độ tuổi, cân nặng, công việc nặng nhẹ - trung bình khác nhau, thì có nhu cầu về năng lượng khác nhau.

• Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành các bữa chính phụ, nhằm duy trì được lượng đường huyết thích hợp. Do vậy, món ăn lựa chọn phải đảm bảo nhu cầu năng lượng tương ứng trong từng thời điểm, tránh hạ hoặc tăng đường đột ngột cho bệnh nhân.

• Bệnh nhân cần thay đổi linh hoạt các món ăn (cá thịt, hải sản, trứng,…) để đảm bảo các dưỡng chất tốt nhất cho cơ thể, tăng sức đề kháng.

Kết luận, dùng món ăn chữa bệnh tiểu đường phải thích hợp với bệnh nhân, ưu tiên sự ngon miệng và thích thú khi ăn cho người bệnh. Đồng thời phải đảm bảo dưỡng chất cần thiết, duy trì năng lượng thiết yếu cho mọi hoạt động trong ngày, quan trọng hơn nữa là duy trì chỉ số đường huyết lý tưởng.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược an toàn hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn chặn biến chứng cho bệnh nhân tiểu đường type 2.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Món ăn có sức mạnh bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe, nhưng ăn uống là kẻ thù nếu ta ăn không đúng cách.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 196
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol