Mía chữa bệnh tiểu đường – Đường mía liệu có an toàn không?
Bạn thân mến!
Đường tinh luyện chúng ta thường ăn được làm từ đường mía, qua quá trình sản xuất, tinh chế, thêm phụ gia, đường được xếp vào hàng thực phẩm gây hại cho bệnh nhân tiểu đường. Trên thực tế, đường từ cây mía tự nhiên lại rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Vậy mía chữa bệnh tiểu đường được không? Nhờ thành phần gì trong mía có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết?
(Ảnh minh họa)
Thật bất ngờ, trong cây mía chứa nhiều đường saccaro, là loại đường kép hỗ trợ ổn định đường huyết.
Mía có tên khoa học là Succharum officinarum L., thuộc họ lúa (Poaceae). Cây thảo cao, thân cao từ 2 – 4m, chia thành nhiều đốt rõ. Bên trong có màu trắng, nhiều chất xơ, nhiều nước và đường.
Nước cây mía có chứa nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, crom, coban, magie, phốt pho, kali, kẽm,… cùng với nhiều loại vitamin như A, C, B1, B6,… và các hoạt chất tự nhiên chống oxy hóa, chứa nhiều chất xơ bão hòa rất tốt cho sức khỏe.
Đường trong cây mía là loại đường saccaro, đây là loại đường kép giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ chuyển hóa đường trong máu tốt hơn, tránh đường huyết tăng đột ngột.
Đồng thời còn hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng do bệnh tiểu đường như tim mạch, tai biến, máu nhiễm mỡ,… nhờ hỗ trợ đào thải lượng cholesterol xấu và tryglycide xấu trong máu ra ngoài cơ thể hiệu quả.
Thêm nữa, chỉ số GI trong mía thấp nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2, sử dụng mà không sợ tăng đường huyết đột ngột.
Nhờ có chứa lượng đường ngọt, có thể làm no bụng, duy trì được năng lượng nên có thể hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân béo phì giảm cân và duy trì cân nặng tự nhiên.
Ngoài hỗ trợ trực tiếp các vấn đề và biến chứng liên quan do bệnh tiểu đường, đường mía còn hỗ trợ rất tốt điều trị các chứng bệnh khác như: giúp giảm triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, giúp bài tiết sỏi thận, củng cố dạ dày, tim, gan, giúp mắt sáng, giúp tiêu hóa tốt và điều trị, phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, lượng protein dồi dào trong mía còn giúp bồi bổ cơ thể, đào thải độc tố và các chất cặn bã trong cơ thể, tăng sức đề kháng trong cơ thể tránh khỏi bệnh tật.
Cho nên, dùng mía chữa bệnh tiểu đường là một cách đơn giản và cũng rẻ tiền nữa mà bệnh nhân có thể tự áp dụng tại nhà. Người bình thường, nên thường xuyên dùng nước mía để bồi bổ sức khỏe, và phòng chống bệnh tật.
Cách dùng mía chữa bệnh tiểu đường như thế nào mới hiệu quả?
(Ảnh minh họa)
Cách dùng mía để trị bệnh tiểu đường rất đơn giản, bạn có thể tự áp dụng các cách sau đây, cũng giống như món nước uống hàng ngày vậy thôi!
Cách 1: Bạn dùng mía kèm theo các vị thảo dược có tính mát như rễ cỏ tranh, râu bắp, lá mát,… để nấu nước dùng hàng ngày thay nước uống.
Cách 2: Uống nước mía ép với chanh và muối thường xuyên, khoảng từ 3 – 5 ly/ tuần. Vừa để giải khát nhất là những ngày nắng nóng, vừa hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Với nước mía khi được ép ra, bạn cần uống ngay khoảng 15 phút không nên để quá lâu, nước mía sẽ bị chua, hoặc sẽ mất lượng dinh dưỡng có trong nước mía.
* Lưu ý:
• Trong quá trình sử dụng nước mía, bệnh nhân cần phải theo dõi lượng đường, kịp thời gia giảm liều lượng phù hợp, tránh lượng đường tăng đột ngột.
• Đồng thời, khi sử dụng nước mía cần phải giảm lượng thực phẩm chứa đường tinh bột trong khẩu phần ăn.
• Để an toàn, bạn nên uống xa bữa ăn chính.
• Nếu có dấu hiệu tăng đường đột ngột cần phải ngưng uống ngay.
• Mía có tính lạnh và đường cao cho nên người có tỳ vị hư yếu hay đầy bụng đi ngoài lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.
• Bạn dùng quá nhiều nước mía cũng khiến tăng cân nhanh.
Dùng cách uống nước mía chữa bệnh tiểu đường chỉ như một món nước uống ngon lành hàng ngày cho bệnh nhân thôi!
(Ảnh minh họa)
Không phải vì tác dụng ổn định đường huyết của mía mà chúng ta chuyển qua uống nước mía thôi, hoặc uống nhiều để nhanh khỏi bệnh. Bệnh nhân cần tránh tuyệt đối tâm lý này!
Tuy mía tốt, nhưng vẫn phải duy trì các phác đồ điều trị bằng thuốc, đồng thời áp dụng triệt để các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc tại nhà.
Bạn có thể tham khảo các phương pháp chữa bệnh tiểu đường không cần dùng thuốc sau đây:
• Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ
• Duy trì chế độ vận động thể dục thể thao phù hợp;
• Luôn giữ một tinh thần lạc quan, tích cực, vui tươi
• Tập các bài tập khí công y đạo, yoga, thiền, dưỡng sinh, thái cực quyền,… giúp hỗ trợ hiệu quả phục hồi chức năng cơ quan bên trong mà không cần dùng thuốc.
• Các phương pháp bấm huyệt, day xoa sinh huyệt.
• Áp dụng các bài thuốc dân gian thông qua món ăn và thức uống.
Vậy đấy, có rất nhiều cách chữa bệnh chủ động để bạn lựa chọn áp dụng hiệu quả tại nhà, hỗ trợ cho phác đồ điều trị bằng thuốc.
Kết luận, mía chữa bệnh tiểu đường là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian mà chúng tôi chia sẻ đến bạn, để có thêm lựa chọn áp dụng tại nhà.
Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược quý có tác động điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhé!
Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chúng ta không được bỏ qua bất cứ cơ hội nào để điều trị bệnh, dù đó là cách đơn giản hay phức tạp bạn nhé! Tuyệt đối không được đầu hàng trước bệnh tật.
Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!