Mật gấu chữa bệnh tiểu đường – Cẩn thận tìm nhầm cây thuốc

Bạn thân mến!

Điều chúng tôi muốn chia sẻ đến đó là bài thuốc từ cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường, chứ không phải “mật của chú gấu” đâu nhé! Sẽ có người lầm tưởng…

Có nhiều người dù biết cây mật gấu dùng chữa bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, nhưng trên thực tế dễ bị lầm lẫn.

Vậy thực sự cây mật gấu nào mới chữa bệnh tiểu đường?

(Ảnh minh họa. Cây mật gấu miền Nam)

 

Cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường hay còn gọi là Kim thất Tai, cây lá Đắng, cây mật gấu miền Nam

Hiện nay có hai loại cây mật gấu có thể khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn nếu không nắm rõ thông tin. Tên trùng nhau, nhưng tác dụng điều trị bệnh khác nhau.

Theo nguồn thông tin đáng tin cậy mà chúng tôi tìm được và qua đối chiếu, cây mật gấu dùng điều trị bệnh tiểu đường có tên gọi khác là Kim thất tai, cây lá đắng, cây mật gấu miền Nam.

Đặc điểm của cây mật gấu miền Nam: cây thân mềm, cây có vị đắng, ngoài Bắc thường gọi là cây rau đắng. Thường cao từ 3-4m, thân mọng nước, có màu tím tía và màu trắng. Lá mật gấu màu xanh đậm, hình bầu dục, mép lá có khía.

Thường trồng ở trong Nam, vì có vị đắng như “mật gấu” nên người ta gọi là cây mật gấu. Ngoài Bắc cũng có loại cây có tên giống như vậy, nhưng cây thân gỗ lớn, có tác dụng điều trị viêm xương khớp và các chứng bệnh về gan.

Cho nên, người bệnh tiểu đường ngoài Bắc phải lưu ý điều này, tránh sử dụng nhầm cây thuốc – không trị đúng bệnh.

Lá cây mật gấu Nam đã được nhiều tài liệu và các thầy thuốc Đông y chứng nhận về tác dụng của nó đối với bệnh tiểu đường và các biến chứng liên quan.

Dùng lá mật gấu chữa bệnh tiểu đường với cách áp dụng vô cùng đơn giản

(Ảnh minh họa. Lá cây mật gấu)

Các bộ phận của cây như thân, lá, rễ đều được dùng làm thuốc. Nhưng đối với bệnh tiểu đường, chỉ sử dụng lá mật gấu nấu nước uống hạ và duy trì đường huyết ổn định.

Theo nghiên cứu, thành phần dược tính trong cây mật gấu có chứa các alcoloid nhóm benzyl isoquinolein gồm berberin, berban amin, oxyacanthin, isotetrandin, palmatin…

Cây mật gấu có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe của con người?

• Hỗ trợ ổn định đường huyết và điều trị các biến chứng tiểu đường

• Phòng và điều trị bệnh đau nhức xương khớp nhất là ở người già, hay vận động viên thể thao.

• Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hạ sốt, giúp an thần cho giấc ngủ ngon

• Điều trị các căn bệnh về gan

• Giúp giải độc, giảm lượng cholesterol trong máu; phòng & trị bệnh sỏi mật.

• Giúp tăng sức đề kháng nhờ chứa thành phần chống oxy hóa - alkaloid.

• Tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị các bệnh về dạ dày.

Nhờ những tác dụng tuyệt vời của cây mật gấu, đã giúp nhiều người cải thiện được căn bệnh của mình.

Đối với bệnh nhân tiểu đường, mỗi ngày dùng 30 – 40g lá mật gấu tươi hoặc phơi khô, dùng hãm nước thay nước uống hàng ngày, sẽ giúp hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng mạn tính.

Lá cây mật gấu Nam có thể dùng làm rau ăn hàng ngày, rất tốt cho sức khỏe.

Cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường có biến chứng đi kèm như thế nào?

(Ảnh minh họa. Lá cây mật gấu khô)

Ngoài tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết bằng duy trì uống nước mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng các bộ phận khác của cây mật gấu dùng điều trị các chứng bệnh liên quan khác:

1. Bài thuốc giảm cân từ cây mật gấu Nam:

+ Bạn cùng lá mật gấu tươi (khoảng 4 lá) đun nước uống hàng ngày.

+ Bạn dùng lá mật gấu khô đem sắc cho tới khi còn một nửa là dùng được.

2. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, giúp mát gan, giải độc do sử dụng quá nhiều thuốc Tây, bia rượu:

+ Dùng rễ và thân cây mật gấu đã cắt lát mỏng, sắc nước uống hàng ngày.

+ Dùng thân cây mật gấu chẻ nhỏ, phơi khô ngâm rượu uống. Ngâm cho đến khi rượu ngả sang màu vàng là dùng được. Mỗi bữa ăn bạn uống một chén nhỏ, không nên uống quá nhiều sẽ hại thêm cho sức khỏe.

3. Bệnh ngoài da, dị ứng, mụn nhọt:

Bạn nấu nước lá mật gấu dùng để rửa hoặc tắm sẽ có công dụng rõ rệt.

* Thu hái và cất giữ: Bạn thu hái cây mật gấu về, hoặc là chẻ nhỏ, thái mỏng ra rồi phơi khô; hoặc để nguyên cây. Tùy theo loại bệnh sẽ có cách chế biến bài thuốc khác nhau.

** Lưu ý tỷ lệ thảo dược với nước:

Bạn sắc theo tỷ lệ 20 – 30g lá khô với 2 lít nước một lần. Chia đều uống trong ngày, sau mỗi bữa ăn. Duy trì liên tục 2 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Công hiệu đạt được của bài thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của bệnh nhân và liều sử dụng.

Kết luận, thông qua bài chia sẻ này, bạn đã biết về công dụng của lá mật gấu chữa bệnh tiểu đường và các chứng bệnh khác.

Tuy nhiên, cùng áp dụng song song với bài thuốc này, người bệnh vẫn phải duy trì phác đồ điều trị bằng thuốc, kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học hàng ngày. Cho đến khi nào, bệnh ổn định mới thôi.

Bạn tham khảo thêm một số thảo dược quý có tác dụng nhanh ổn định đường huyết và duy trì lâu dài nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh tật chính là điều mà chúng ta cần làm mỗi ngày cho bản thân và gia đình thân yêu, bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

5 | ★ 154
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol