Lá neem chữa bệnh tiểu đường – Chứa hoạt chất nào hạ đường huyết

Bạn thân mến!

Lá Neem được biết đến là một vị thảo dược quý có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đối với người Việt Nam, hẳn là nhiều người còn chưa biết đến tên của loại thảo dược này có đang tồn tại, nên thế làm sao biết được tác dụng điều trị bệnh tật.

Người ta tìm thấy nhiều hoạt chất quý trong lá Neem có tác dụng hỗ trợ điều trị cho trên 40 loại bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tiểu đường.

Vậy lá neem chữa bệnh tiểu đường như thế nào? Hoạt chất nào được đánh giá cao trong loại lá này, giải quyết được các vấn đề và biến chứng mạn tính của căn bệnh nan y?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của loại lá neem với bệnh tiểu đường nhé!

(Ảnh minh họa. Lá neem)

Tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của lá Neem trong điều trị bệnh cho con người

Lá Neem hay còn gọi lá Sầu đâu, có tên gọi khoa học là Azadirachta indica. Là một loại thảo dược quý có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sử dụng lâu đời từ cách đây hơn 4000 năm để điều trị các căn bệnh ngoài da hay dùng trong các buổi lễ cúng tế. Những năm gần đây, loại thảo dược này được du nhập vào Việt Nam, dùng hỗ trợ điều trị cho nhiều căn bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường.

Lá Neem hỗ trợ hạ đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đạt ổn định lâu dài, an toàn và không phản ứng phụ.

Một nghiên cứu của trường Đại học Bharath tại Ấn Độ cho kết quả từ dịch chiết lá neem đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, có tác dụng hiệu quả trong hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát biến chứng và phòng ngừa bệnh tiểu đường cho người có nguy cơ cao mắc tiểu đường, hoặc tiền đái tháo đường.

Hoạt chất nào trong lá Neem có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết hiệu quả?

• Hoạt chất Meliacinolin trong lá neem giúp làm giảm tác dụng hấp thu glucose sau ăn nhờ ức chế enzym α-glucosidase và α-amylase;

• Kích thích tế bào beta của tuyến tụy sản sinh insulin, và cải thiện độ nhạy của insulin, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và hấp thu glucose được tốt hơn;

• Chiết suất từ lá Neem còn giúp tăng lưu thông máu, giúp giãn mạch máu,…;

• Dùng lá Neem có thể giảm bớt lượng thuốc hạ đường huyết cần dùng trong phác đồ điều trị;

• Phục hồi tế bào beta trong tuyến tụy, tăng kích thích sản sinh hormone inslulin giúp duy trì quá trình chuyển hóa các chất bên trong, ổn định đường huyết;

• Lá Neem giúp duy trì cân nặng ổn định, tránh được triệu chứng sụt cân nhanh ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2;

• Ngoài ra, lá Neem còn có tác dụng giảm mỡ máu, giảm quá trình lão hóa tế bào, giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên tránh được biến chứng ở tim, biến chứng xơ vữa động mạch.

• Chiết suất lá neem còn chứa hoạt chất làm giảm quá trình chết theo chu trình của tế bào thần kinh, bảo vệ các tế bào này khỏi sự ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường.

Vậy cách dùng lá neem chữa bệnh tiểu đường như thế nào mới đạt hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2?

Cách dùng lá neem chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

(Ảnh minh họa. Internet)

Cách dùng lá neem phổ biến trong y học cổ truyền bằng các hình thức như dạng bột, dịch chiết nước, chiết cồn, hoặc thường dùng đơn độc loại lá neem để bào chế thuốc.

Nhưng theo một nghiên cứu gần đây nhất về sự kết hợp của lá Neem với lá xoài hay quả mướp đắng đã đem lại hiệu quả cao hơn. Sự kết hợp này giúp hạ đường huyết hiệu quả hơn, tăng cường chức năng của tuyến tụy và phòng sự tiến triển biến chứng bệnh tiểu đường như bệnh võng mạc, thần kinh, mỡ máu, tim mạch, nhiễm trùng,…

Cách chế biến: Dùng lá 5 lá neem cộng với 5 lá xoài và ½ quả mướp đắng. Tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào bình sắc, sắc nước và dùng uống hàng ngày, có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết.

Hoặc chỉ dùng một loại lá neem tươi (khoảng 5 lá) dùng hãm trà uống hoặc nhai tươi.

Điểm lưu ý khi dùng lá neem chữa bệnh tiểu đường cho bệnh nhân áp dụng tại nhà là gì?

(Ảnh minh họa. Internet)

Bạn nên biết một số lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng lá neem trong điều trị bệnh tiểu đường như sau:

• Gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh;

• Gây rối loạn đường tiêu hóa nếu dùng quá liều, hoặc bệnh nhân có kèm bệnh về đường tiêu hóa;

• Nguy hiểm cho người bệnh mắc căn bệnh Tự nhiễm;

• Trở thành thuốc độc nếu như sử dụng quá liều;

• Gây ức chế hệ miễn dịch cho bệnh nhân mới phẫu thuật;

• Gây mệt mỏi đối với bệnh nhân tiểu đường kèm theo huyết áp thấp;

• Ức chế quá trình sinh sản.

Đồng thời, khi dùng lá neem chữa bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kết hợp cùng với một chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi điều độ, khoa học, cùng song song với phác đồ điều trị bằng thuốc.

Tóm lại, dùng lá neem chữa bệnh tiểu đường tuy vẫn còn xa lạ với người Việt, nhưng tại các quốc gia phương Đông khác, lá Neem được xem là thảo dược quý và được chọn là loại ‘thần dược’ điều trị bệnh tiểu đường.

Bạn tham khảo thêm các loại thảo dược an toàn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, tác dụng hạ đường huyết nhanh và hỗ trợ phục hồi toàn diện cơ thể.

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Tìm tòi học hỏi để biết thêm nhiều hơn những bài thuốc hay áp dụng điều trị căn bệnh nan y là điều mà mỗi bệnh nhân cần làm tích cực hơn mỗi ngày.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 461
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol