Lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường - Chắc là chẳng ai sẽ tin điều này!

 Bạn thân mến!

Trong dân gian mọi người mách nhau dùng trà lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường, tác dụng hiệu quả ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn chặn các biến chứng cấp & mạn tính, đồng thời kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin cho cơ thể.

Vậy trong lá đu đủ có hoạt chất gì giúp cải thiện các vấn đề và biến chứng do bệnh tiểu đường và cách áp dụng như thế nào đạt hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân khi sử dụng lâu dài?

Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

(Ảnh minh họa. Internet)

Lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường nhờ vào hoạt chất và công dụng vượt trội nào?

Cây đu đủ rất quen thuộc với người Việt và nhiều quốc gia trên thế giới. Đu đủ thường dùng quả để ăn chín, hoặc dùng nấu canh và làm gỏi (nộm) khi còn xanh hay mới chín tới.

Quả đu đủ chín có chứa khoảng 90% nước, đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin A, B, C; chất béo, xenluloz, canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.

Trong lá đu đủ có chứa hoạt chất ancaloit carpain có tác dụng hạ đường huyết, huyết áp, duy trì chỉ số đường huyết bình thường.

Ngoài ra còn có tác dụng tăng cường cho tim, tăng hưng phấn, giúp cho tim đập dịu, hạ áp, kiểm soát được biến chứng tim mạch cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 lâu năm.

Thêm nữa, trong lá đu đủ còn chứa thành phần papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tụy trong tiêu hóa các loại thịt động vật. Hoạt chất này có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, thậm chí gây xung huyết dạ dày, nên bệnh nhân tiểu đường kèm theo bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng cần phải thận trọng trong việc dùng lá đu đủ để chữa bệnh tiểu đường tại nhà nhé!

Công dụng của lá đu đủ đối với bệnh tiểu đường như thế nào?

Chúng tôi ghi nhận một số công dụng sau đây từ lá đu đủ, chia sẻ đến bạn đọc:

• Uống nước trà lá đu đủ giúp cải thiện khả năng của tuyến tụy, sản sinh insulin cần thiết cho cơ thể, giúp hạ đường huyết hiệu quả;

• Lá đu đủ chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa nên giúp tránh được quá trình lão hóa tế bào, ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng cấp tính và mạn tính như tim mạch, thần kinh, đột quỵ,…

• Lá đu đủ còn chứa một loại kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, sát trùng, giảm viêm, nhanh lành các vết thương, nhất là ở bệnh nhân tiểu đường, do đường tăng cao trong máu và lượng máu không được nuôi dưỡng đầy đủ đến các vết thương, nên thường rất lâu lành .

• Lá đu đủ tăng quá trình đào thải độc tố, phục hồi chức năng cho các cơ quan chịu trách nhiệm bài thải như thận, gan, đường tiểu,…đào thải tốt lượng cholesterol xấu dư thừa, axit uric,…

Khoa học đã có xác nhận như thế nào về bài thuốc từ lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường chưa?

(Ảnh minh họa. Internet)

Trên đây là một số công dụng của lá đu đủ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những tác dụng này chỉ mới được công nhận dựa trên kinh nghiệm và một số nhận định từ quá trình điều trị, nhưng chưa có công trình nghiên cứu khoa học và thử nghiệm lâm sàng nào xác thực điều này.

Bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc từ lá đu đủ khi kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác, không nên tin tưởng tuyệt đối vào bài thuốc này, hoặc chọn thay thế cho phương pháp điều trị chính bằng thuốc.

Khi có dấu hiệu bất thường nào gặp phải trong quá trình sử dụng bài thuốc từ lá đu đủ, cần phải ngưng dùng ngay và hỏi ý kiến bác sỹ để có cách xử lý kịp thời.

Dùng trà lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường – là bài thuốc theo dân gian, dùng hỗ trợ điều trị bệnh

(Ảnh minh họa. Trà lá đu đủ)

Có hai cách pha trà lá đu đủ cho bạn áp dụng:

- Cách 1: Đổ nước nhiều hơn lượng cần dùng vào nồi, đun sôi và bỏ phần lá cần thiết vào (tùy theo uống đậm hay nhạt). Để khoảng 2 phút rồi tắt bếp, để nguội uống dần thích hợp cho người dùng.

- Cách 2: Bỏ số lượng lá đu đủ vào bình trà, đun nước sôi, hãm nước trà như chè xanh, để khoảng 5 phút là dùng được.

* Cách chuẩn bị nguyên liệu: Lá đu đủ còn tươi, cắt trên cây (lá cây đu đủ đực hay cái đều được), đem xắt nhỏ rồi phơi khô, không dùng lá vàng úa, đã rơi rụng. Phần tác dụng dược tính cao nhất có trong phần mủ của lá đu đủ, nhưng khi xắt, cần phải đeo bao tay dày để tránh phỏng tay do dính nhựa lá; hoặc tránh bắn vào mắt gây nguy hiểm, thậm chí làm mù mắt.

Xắt ngang theo chiều sống lá, phơi nắng cho thật khô, không cần rang (sao) vì sẽ mất dược tính. Cất nơi khô ráo để dùng dần.
Bệnh nhân nên dùng lá đu đủ đã được phơi khô hơn lá đu đủ tươi, vừa kiểm tra được liều lượng dùng (đậm hay nhạt dựa vào màu nước trà pha ra) và đỡ tốn thời gian hơn.

Kết luận, dùng trà lá đu đủ chữa bệnh tiểu đường kết hợp với các phương pháp điều trị chính bằng thuốc, hỗ trợ cải thiện vấn đề căn bệnh – không có tác dụng thay thế và không nên dùng riêng bài thuốc để điều trị bệnh.

Bạn biết đấy, tuy các phương pháp chữa tiểu đường bằng thiên thiên rất an toàn, nhưng phải mất một thời gian lâu mới có thể hạ được đường huyết, Nên bạn tham khảo thêm một số thảo dược quý mà chúng tôi đã lựa chọn trong hàng trăm loại thảo dược khác nhau, đã đem lại hiệu quả điều trị cho hơn 22.000 bệnh nhân trong suốt hơn 3 năm qua.

⇒ Đó là Thuốc chữa tiểu đường hiệu quả từ Mỹ

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Hiểu đúng và áp dụng bài thuốc đúng cách sẽ đẩy lùi được những mối nguy hiểm từ căn bệnh, luôn rình rập đầu giường của bệnh nhân.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ này!

4 | ★ 480
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol