Sưu tầm kinh nghiệm điều trị tiểu đường của bệnh nhân gần xa

 

Bạn thân mến!

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tăng cao và bệnh đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, kèm theo những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, kinh tế của gia đình và cộng đồng.

Mỗi bệnh nhân có kinh nghiệm điều trị tiểu đường riêng, trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn hai trường hợp đã chiến thắng được bệnh tật thông qua điều chỉnh lối sống hàng ngày.

Chế độ ăn uống đúng sẽ đẩy lùi được bệnh tiểu đường

Mời bạn đọc tiếp bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm điều trị bệnh cho chính mình!

Chia sẻ đến bạn kinh nghiệm điều trị tiểu đường của bệnh nhân tiểu đường type 2

Kinh nghiệm của chú Lê Văn Hoan- Đường Tuệ Tĩnh – TP Vinh, Nghệ An, ổn định đường huyết bằng điều chỉnh lối sống sinh hoạt hàng ngày . (Theo chuyên mục sức khỏe của Vnexpress.net số ra thứ 7 ngày 11/8/2012)

“Tôi năm nay 51 tuổi, bị bệnh tiểu đường cách đây 7 năm, được chẩn đoán tỷ lệ đường huyết lúc đói là 15ml, khi thử test lượng chịu đường lên đến 21ml. Đã có biểu hiện các biến chứng như tê bì đầu các ngón chân, ngứa nhiều, và mắt đã có hiện tượng mờ. Tôi cao 1m65 nhưng chỉ nặng 52kg, người thường mệt mỏi.”

* Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày của chú Hoan:

• Kiêng hẳn đường tinh luyện

• Ăn các loại trái cây ít ngọt với lượng vừa phải

• Do còn làm việc, nên mỗi bữa cơm chú ăn khoảng 2 chén cơm nhỏ, ăn nhiều rau, cá, hải sản, thịt nạc.

• Dùng dầu thực vật không dùng mỡ động vật

• Khi đi làm, chú mang theo bánh mặn dành cho người tiểu đường ăn giữa buổi, duy trì đường huyết.

** Chế độ vận động đều đặn mỗi ngày:

Theo chú Hoan, người bệnh tiểu đường dễ hạ huyết áp khi tập thể thao quá sức, nên chú chọn loại hình đạp xe đạp để luyện tập mỗi ngày, vì môn này phân phối năng lượng trong suốt quá trình luyện tập. Mỗi buổi sáng chú đạp xe khoảng 10 - 15km, thỉnh thoảng đi bộ vài km buổi tối trước khi đi ngủ.

Đặc biệt buổi sáng, chú luôn duy trì bài tập thể dục của các nhà sư Tây tạng theo hướng dẫn trong cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ”, theo chú đánh giá, đây là bài tập hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường luyện tập tại nhà.

** Luôn kiểm tra đường huyết trước và sau khi ăn và duy trì chỉ số đường huyết ổn định cả hai thời điểm này.

** Chú luôn giữ tinh thần thư thái và lạc quan để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Kết quả đạt được, chú đã ổn định các chỉ số: đường máu, cholesterol, kiểm soát các biến chứng,… sống khỏe với căn bệnh tiểu đường. Cân nặng đã lên được 58kg, sức khỏe ổn định.

Chú chia sẻ thêm, thời gian đầu chưa có kiến thức dinh dưỡng, lại tâm lý hoang mang lo sợ về bệnh tật nên kiêng khem quá mức khiến cho sức khỏe của cơ thể giảm sút trầm trọng.

Lời khuyên của chúng tôi, bạn cần phải ăn đầy đủ các thành phần thiết yếu cho cơ thể như đạm, béo, đường tinh bột, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây trong mỗi khẩu phần ăn.

Duy trì chế độ ăn khoa học sẽ không cần can thiệp tiêm insulin

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ tham khảo kinh nghiệm điều trị tiểu đường sau đây của chị Hòa đã chiến thắng căn bệnh tiểu đường thai kỳ

Sau đây là chia sẻ của người mẹ sau 3 lần sảy thai, khi có thai lại thì được chẩn đoán là mắc tiểu đường thai kỳ. Niềm vui chưa trọn vẹn, đã phải đối diện với nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh tiểu đường. (Theo nguồn trên trang suckhoedoisong.vn ra ngày 28/2/2016)

“Sau ba lần trục trặc tôi mới lại có thai. Rón rén giữ gìn, khi thai được 28 tuần, đi đăng ký khám, đăng ký sinh, bệnh án của tôi ghi: Tiểu đường thai kỳ. Kết quả test đường huyết lên đến 10.2, bác sĩ lạnh lùng kết luận: Nhập viện tiêm insulin! Tôi gần như suy sụp.”

Vì cơ địa dễ sẩy thai, khi có thai chị Hòa chỉ nằm ở nhà tĩnh dưỡng, nhờ vậy mới có nhiều thời gian đọc về những thông tin liên quan đến thai sản, về bệnh tiểu đường thai kỳ, và cũng đã thấy một trường hợp một người mẹ có thai 32 tuần tuổi bị mất con vì tiểu đường thai kỳ trong một lần đi khám – chị chia sẻ.

Ban đầu được bác sỹ chỉ định là phải nhập viện ngay để điều trị bằng tiêm insulin, nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của em bé và sản phụ sau này, nên chị vẫn chưa quyết định.

Chị tìm hiểu và tìm đến bác sỹ khác, bác sỹ xem bệnh án và chỉ định điều trị bằng điều chỉnh lối sống trước, sau một tuần nếu đường huyết không ổn định, thì mới tiến hành điều trị bằng insulin.

Chị cứ y theo lời bác sỹ, tìm hiểu về chế độ ăn uống cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, hỏi thăm từ những kinh nghiệm chia sẻ của các bà mẹ cùng hoàn cảnh khác, thực hiện như sau:

“Con số lý tưởng mà bác sĩ đưa cho tôi là đường huyết lúc đói nhỏ hơn 5.5; sau ăn 2 giờ là 6.7 – 7.8”

• Chia 6 bữa ăn/ ngày

• Chỉ ăn ít cơm, ít thịt nạc, cá nạc, chén canh nhỏ, rau xanh nhiều chất xơ mỗi bữa để đảm bảo em bé trong bụng cân nặng bình thường.

• Chị thay sữa bà bầu bằng sữa tươi không đường, loại sữa này vừa cung cấp dinh dưỡng, canxi lại không làm tăng đường huyết. Có ngày chị dùng sữa thay nước.

• Chị uống thêm các loại vitamin bổ sung để đảm bảo đủ chất cho em bé

• Hoa quả ưu tiên: chuối tây, bưởi, ổi, thanh long, kiwi, ½ quả nước dừa.

• Riêng chế độ đường tinh bột, chị ăn khoảng 2 bát cơm nhỏ mỗi ngày, hoặc thay thế bằng bún, miến, soup (rau củ và thịt nạc), bánh mỳ.

• Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày(hôm nào chị không đi là đường huyết tăng)

Kết quả sau 1 tuần, bác sỹ rất hài lòng và khuyên, cứ duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt như vậy, cứ 3 ngày đo đường huyết một lần, chỉ khi có bất thường mới theo dõi đường huyết liên tục.

Khi thai đến 38 tuần tuổi, chị xin sinh mổ, em bé sinh ra nặng 3 kg, các chỉ số đều hoàn hảo, đường huyết của chị cũng trở lại bình thường.

Chị vẫn duy trì chế độ ăn uống ít ngọt đường và vận động điều độ 30 phút mỗi ngày để đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thực sự.

Kết luận, qua hai kinh nghiệm điều trị tiểu đường trên, hẳn là đã cho bạn thấy một điều quan trọng trong điều trị tiểu đường đó là điều chỉnh và duy trì một lối sống lành mạnh, thì ắt bệnh tật sẽ bị đẩy lùi.

Trên đây là kinh nghiệm điều trị cá nhân, bản thân bạn phải lựa chọn theo cách phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh của mình nhé!

Trao sức khỏe sống trọn vẹn! Chỉ có bạn mới là người điều trị được chính căn bệnh của mình, cho dù đó là bằng thuốc hay lối sống.

Cảm ơn bạn đã đọc bài chia sẻ!

5 | ★ 176
Dược sĩ Lâm |

Dược sĩ Lâm đã có 20 kinh nghiệm làm chuyên môn về chuyên khoa Nội. Đặc biệt Dược sĩ Lâm có nhiều năm kinh nghiệm các bệnh tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol